Người Nắm Giữ Dài Hạn Bị Thử Thách
Tóm tắt
- Dòng tiền nhu cầu mới tiếp tục suy yếu, với bằng chứng là sự suy giảm mạnh mẽ về khối lượng lợi nhuận và thua lỗ được thị trường hấp thụ.
- Quy mô lãi và lỗ được hiện thực hoá bởi các nhà đầu tư hiện tương tự như các giai đoạn sau của phạm vi tích lũy năm 2024, với giá giao dịch trong khoảng từ $50k đến $70k.
- Số lượng BTC thua lỗ của Người nắm giữ ngắn hạn đã ghi nhận giá trị lớn nhất kể từ năm 2018, cho thấy phần lớn các nhà đầu tư mới hiện đang ở vị thế thua lỗ. Tuy nhiên, giá trị USD của khoản lỗ này vẫn tương tự với các điều kiện thị trường tăng giá trước đây.
- Nguồn cung của Người nắm giữ dài hạn đang bắt đầu tăng trở lại, làm nổi bật sự ưu tiên của các nhà đầu tư đối với hoạt động HODLing và tích lũy nguồn cung.
Nguồn cầu suy yếu
Áp lực nguồn cầu vẫn tương đối nhẹ tại thời điểm này, với giá Bitcoin tiếp tục dao động qua lại trong phạm vi giao dịch mới được thiết lập tập trung quanh mức $85k. Một cách giúp chúng tôi có thể định lượng nhu cầu là đánh giá khối lượng lợi nhuận và thua lỗ thực tế được hiện thực hoá bởi các nhà đầu tư, từ đó cung cấp thông tin quan trọng về các lực bán xảy ra trên khắp các thị trường giao ngay.
Chúng tôi có thể nghiên cứu hiện tượng này thông qua hai khái niệm chính:
- Dòng vốn đổ vào: Vốn mới đổ vào mạng lưới khi người mua mới mua một đồng coin với mức giá cao hơn giá gốc của người bán (do đó hiện thực hoá một khoản lợi nhuận thực tế).
- Phá hủy vốn: Người nắm giữ bán lỗ (lỗ thực tế), với một nhà đầu tư mới đã mua lại đồng coin với mức giá chiết khấu so với giá mua ban đầu.
Số liệu này mô tả mức chênh lệch hoặc chiết khấu mà người bán sẵn sàng giao dịch và giá thị trường mà tại đó người mua sẵn sàng chấp nhận.
Hiện tại, tổng khối lượng lợi nhuận và thua lỗ thực tế đã giảm mạnh kể từ ATH $109k, giảm từ 3,4 tỷ USD xuống còn 508 triệu USD (-85%). Chỉ số này hiện đang ghi nhận giá trị tương tự như giá trị được thấy trong vùng tích lũy năm 2024 giữa $50k và $70k, cho thấy nhu cầu tương tự.
Chúng tôi cũng có thể nhận thấy sự phân đôi trong hành vi chi tiêu xảy ra giữa nhóm Người nắm giữ dài hạn và ngắn hạn.
Đáng chú ý là toàn bộ việc chốt lỗ đều bắt nguồn từ nhóm Người nắm giữ ngắn hạn, là nhóm đại diện cho những người mua gần đây nhất và do đó có nhiều khả năng đã mua vào với giá cao hơn. Tình hình thị trường khó lường và biến động gần đây rõ ràng là một bối cảnh đầy thách thức để điều hướng đối với các nhà đầu tư mới.
Ngược lại, phần lớn hoạt động chốt lời đang được nhóm Người nắm giữ dài hạn thực hiện, những người vẫn duy trì vị thế hoàn toàn có lãi trong thời gian dài.
Thị trường tăng giá bền vững thường được đặc trưng bởi dòng vốn mới tăng dần và liên tục chảy vào mạng lưới, với dòng vốn chảy vào lớn hơn đáng kể so với các sự kiện phá hủy vốn.
Khi đánh giá sự khác biệt giữa hoạt động chốt lời của Người nắm giữ dài hạn và chốt lỗ của Người nắm giữ ngắn hạn, chúng tôi có thể thấy rằng số liệu này đã trở lại vùng trung lập. Lợi nhuận của Người nắm giữ dài hạn hiện đang được bù đắp bởi khối lượng thua lỗ tương đương của Người nắm giữ ngắn hạn.
Điều này cho thấy sự trì trệ tương đối trong dòng vốn mới chảy vào, các lực cầu yếu hơn và khối lượng chốt lời chậm lại nhưng vẫn đáng kể đang đóng vai trò là lực cản.
Thị trường mất cân bằng?
Nhóm Người nắm giữ ngắn hạn chịu trách nhiệm cho phần lớn các sự kiện chốt lỗ trong thị trường tăng giá. Điều này thường xảy ra trong các đợt điều chỉnh thị trường cục bộ cũng như đợt bán tháo cuối cùng trước khi thị trường chuyển sang cấu trúc giảm giá kéo dài. Do đó, họ trở thành nhóm chính cần phân tích khi đánh giá mức độ nghiêm trọng và độ sâu tiềm ẩn của đợt giảm giá.
Biến động giảm giá gần đây đã tạo ra những điều kiện khó khăn cho các nhà đầu tư mới với khối lượng nguồn cung của Người nắm giữ ngắn hạn rơi vào trạng thái thua lỗ tăng vọt lên 3,4 triệu BTC. Đây là khối lượng nguồn cung STH thua lỗ lớn nhất kể từ tháng 7 năm 2018.
Theo góc nhìn tương đối, số liệu phần trăm nguồn cung thua lỗ hiện đã vượt qua ngưỡng +1SD với hơn 90% nguồn cung của Người nắm giữ ngắn hạn hiện đang ở vị thế lỗ.
Mức độ thua lỗ này chỉ xảy ra hai lần trong thị trường tăng giá hiện tại, cụ thể là trong đợt suy thoái tháng 8 năm 2023 và đợt tháo gỡ giao dịch chênh lệch tỷ giá đồng yên tháng 8 năm 2024.
Điều này làm nổi bật mức độ nghiêm trọng của áp lực mà các nhà đầu tư mới hiện đang phải chịu và làm tăng khả năng xảy ra sự kiện đầu hàng trên toàn thị trường.
Một cách khác để đánh giá áp lực lên Người nắm giữ ngắn hạn là đánh giá cơ sở chi phí của từng nhóm tuổi riêng lẻ trong nhóm này. Chúng ta có thể coi đây là các dải cơ sở chi phí, cung cấp một loại chỉ báo động lượng:
- < 24 giờ: $89,9k
- < 1 tuần: $87,6k
- < 1 tháng: $87,4k
- < 3 tháng: $94,6k
- < 6 tháng: $93,0k
Một điểm chính rút ra từ thông tin chi tiết này là hầu hết Người nắm giữ ngắn hạn trong ít nhất 1 tháng đều đang ở vị thế lỗ. Các khoản lỗ chưa thực hiện đang lan rộng khắp nhóm Người nắm giữ ngắn hạn, tạo ra áp lực tài chính và căng thẳng đáng kể cho các nhà đầu tư.
Tiềm năng thị trường
Trong phần trước, chúng tôi đã xác định rằng một khối lượng lớn BTC của Người nắm giữ ngắn hạn hiện đang thua lỗ. Để bổ sung cho phân tích này, chúng tôi cũng có thể đánh giá tổng giá trị USD của các khoản lỗ chưa thực hiện (lỗ trên giấy tờ) được giữ trong các BTC này.
Sử dụng cả hai số liệu này, chúng tôi có thể hiểu rõ hơn về quy mô thiệt hại tài chính mà người mua gần đây phải gánh chịu và so sánh chúng trên hai khía cạnh liên quan.
Từ góc nhìn của số liệu thua lỗ chưa thực hiện (lỗ trên giấy tờ), Người nắm giữ ngắn hạn đang nắm giữ các khoản lỗ tương đối cao, là một trong những khoản lỗ lớn nhất trong chu kỳ này. Tuy nhiên, quy mô thua lỗ trên giấy tờ vẫn gần với giới hạn trên của các giá trị đã được quan sát thấy trong hầu hết các thị trường tăng giá trước đây.
Điều này cho thấy rằng mặc dù căng thẳng tài chính mà các nhà đầu tư đang trải qua là đáng kể nhưng nó cũng chưa ở mức được coi là bất ngờ hoặc không điển hình đối với xu hướng tăng trong một thị trường tăng giá.
Trong lịch sử, thị trường tăng giá đã đạt đến đỉnh điểm sau khi phần lớn tài sản mạng lưới được phân phối từ các nhà đầu tư dài hạn sang các nhà đầu cơ mới và ngày càng nhạy cảm hơn về giá. Những nhà đầu cơ này cuối cùng nắm giữ phần lớn nguồn cung với cơ sở chi phí cao, khiến họ cực kỳ nhạy cảm với hành động giá giảm.
Hiện tại, Người nắm giữ ngắn hạn nắm giữ khoảng 40% tài sản mạng lưới, sau khi đạt đỉnh 50% vào đầu năm 2025. Mức đỉnh này vẫn thấp hơn đáng kể so với các chu kỳ trước, khi tài sản do các nhà đầu tư mới nắm giữ đạt đỉnh quanh mức 70%-90% gần với đỉnh chu kỳ.
Có một số giải thích tiềm năng cho điều này:
- Chu kỳ 2023-25 cho đến nay đã trải qua các giai đoạn tích luỹ đi ngang dài hơn. Điều này đã cho phép phân phối lại nguồn cung theo từng mức tăng dần, các nhà đầu tư sau đó trở nên thích nghi với các mức giá cao mới.
- Các nhà đầu tư bán lẻ và tổ chức hiện đều hiểu rõ hơn về Bitcoin. Kết quả là, những Người nắm giữ dài hạn có khả năng nắm giữ nhiều nguồn cung hơn trong thời gian dài hơn khi đã phát triển được niềm tin mạnh mẽ hơn.
- Sự hiện diện của các nhà đầu tư tổ chức lớn hơn và các quỹ ETF có thể có sở thích phân bổ và nắm giữ trong thời gian dài hơn. Do đó, một tỷ lệ lớn hơn của nguồn cung có thể được nắm giữ trong thời gian dài.
Có thể có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến động lực này và nó làm nổi bật sự phát triển trong luận điểm đầu tư Bitcoin của cả những người hiện đang nắm giữ Bitcoin và những nhà đầu tư mới.
Người nắm giữ dài hạn bị thử thách
Các giai đoạn mà giá Bitcoin tăng đáng kể thường đi kèm với sự gia tăng cường độ áp lực bán khi các nhà đầu tư chốt lời. Trong lịch sử, Người nắm giữ dài hạn là nhóm chính tận dụng giá cao hơn trong các thị trường tăng giá.
Một động lực thị trường độc đáo đang phát triển trong chu kỳ hiện hành, với các đợt phân phối LTH được theo sau bởi các giai đoạn tích lũy, tạo ra một môi trường thị trường ổn định và được kiểm soát hơn. Cho đến nay đã có hai đợt phân phối và tích lũy chính:
- Sóng phân phối 1: LTH phân phối -929k BTC
- Sóng tích lũy 1: LTH tích lũy +817k BTC
- Sóng phân phối 2: LTH phân phối -1,11 triệu BTC
- Sóng tích lũy 2: Hiện tại +278k BTC
Trong hai đợt phân phối, hơn 2 triệu BTC trong áp lực bán đã được hấp thụ. Nhìn chung, khối lượng bán ra này đã đủ để kết thúc các thị trường tăng giá trước đó, tuy nhiên, các giai đoạn tái tích lũy theo sau đã tác động để bù đắp một phần lớn hoạt động phân phối.
Sự cân bằng giữa các giai đoạn phân phối và tích lũy này có thể là một yếu tố quan trọng tạo ra cấu trúc giá có trật tự mà chúng ta đang trải qua, trong đó các đợt tăng giá gây ra hoạt động phân phối và chốt lời mạnh mẽ nhưng sau đó là hành động giá đi ngang khi các nhà đầu tư tái tích lũy nguồn cung.
Bằng chứng tiếp theo để hỗ trợ cho làn sóng tích lũy thứ hai đang diễn ra có thể được tìm thấy trong giá trị tài sản do các BTC có độ tuổi từ 3 tháng đến 6 tháng nắm giữ. Đây là một nhóm rất đặc thù vì nó tồn tại ở ranh giới chuyển tiếp giữa nhóm Người nắm giữ ngắn hạn và nhóm Người nắm giữ dài hạn. Nó nắm giữ nguồn cung có nhiều khả năng chuyển sang trạng thái LTH trong những tuần và tháng tới.
Hiện tại, nhóm 3 tháng đến 6 tháng đang chứng kiến sự gia tăng lớn về tổng tài sản nắm giữ, cho thấy rằng các BTC được mua khi thị trường lần đầu giao dịch lên tới $100k đang bắt đầu trưởng thành.
Nhóm này đại diện cho những người mua tại đỉnh vẫn chưa đầu hàng bất kể các điều kiện thị trường, nhấn mạnh mức độ tự tin và kiên nhẫn của nhà đầu tư. Hành vi này có thể được coi là tiền thân của sự tăng trưởng nguồn cung Người nắm giữ dài hạn, với điều kiện là nhóm này tiếp tục HODL.
Ngoài ra, khi chuẩn hóa khối lượng chi tiêu của nhóm này, chúng tôi có thể thấy rằng hoạt động chi tiêu của họ là yếu nhất kể từ đợt suy thoái tháng 5 năm 2021.
Điều này khẳng định sự thống trị của tình trạng không hoạt động giữa các nhà đầu tư này, cho thấy động lực HODL vẫn khá mạnh mẽ và nhiều nhà đầu tư không hề nao núng trước các khoản lỗ trên giấy tờ và điều kiện thị trường biến động.
Mặt khác của những quan sát này là nhóm Người nắm giữ dài hạn vẫn giữ lại một phần đáng kể tài sản mạng lưới, nắm giữ gần 40% giá trị đầu tư.
Những giai đoạn HODLing và tích lũy này có thể tạo ra sự thu hẹp dần về phía nguồn cung, mà theo thời gian, có thể tạo ra các điều kiện cho một làn sóng nhu cầu mới để thiết lập xu hướng tăng tiếp theo.
Tóm tắt và kết luận
Với Bitcoin giao dịch trong phạm vi mới từ $78k đến $88k, các sự kiện chốt lời và lỗ on-chain đang giảm dần về quy mô, làm nổi bật nhu cầu yếu hơn nhưng cũng ít áp lực bán hơn.
Những người nắm giữ ngắn hạn hiện đang trải qua mức độ căng thẳng tài chính khá đáng kể, với tỷ lệ lớn tài sản nắm giữ của họ đang ở dưới mức cơ sở chi phí ban đầu. Trong khi STH đang là nhóm thua lỗ chính, nhóm LTH đang quay lại giai đoạn tích lũy. Do đó, chúng tôi dự đoán nguồn cung tổng hợp của họ sẽ tăng trong những tuần và tháng tới.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Báo cáo này không cung cấp bất kỳ lời khuyên đầu tư nào. Tất cả dữ liệu chỉ được cung cấp cho mục đích thông tin và giáo dục. Các quyết định đầu tư không nên được đưa ra dựa trên thông tin được cung cấp ở đây và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của chính mình.
Các số liệu số dư Sàn giao dịch được lấy từ cơ sở dữ liệu toàn diện có các địa chỉ được dán nhãn của Glassnode, được tích lũy thông qua thông tin sàn giao dịch được công bố chính thức và thuật toán phân cụm độc quyền. Mặc dù chúng tôi cố gắng đảm bảo độ chính xác tối đa trong việc thể hiện số dư trên sàn giao dịch, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là những số liệu này không phải lúc nào cũng phản ánh toàn bộ dự trữ của sàn giao dịch, đặc biệt khi sàn giao dịch không tiết lộ địa chỉ chính thức của họ. Chúng tôi kêu gọi người dùng thận trọng khi sử dụng các số liệu này. Glassnode sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ sai lệch hoặc khả năng không chính xác nào. Vui lòng đọc Thông báo Minh bạch của chúng tôi khi sử dụng dữ liệu sàn giao dịch.
- Tham gia kênh Telegram của chúng tôi.
- Để tìm hiểu các chỉ số và biểu đồ on-chain hãy truy cập Glassnode Studio.