Sống Sót Qua Các Đợt Giảm Giá

Tóm tắt

  • Kể từ ATH tháng 3 ở mức 73.000 USD, thị trường Bitcoin đã chuyển sang phân phối ròng, với các đồng coin tận dụng tính thanh khoản và nhu cầu chảy vào.
  • Theo số liệu NUPL, chu kỳ Bitcoin vẫn nằm trong giai đoạn Hưng phấn, tuy nhiên nó đã hạ nhiệt kể từ khi đợt điều chỉnh bắt đầu.
  • Chúng tôi phát triển một quy trình mẫu để xác định các bước ngoặt và đáy cục bộ tiềm ẩn, được thúc đẩy bởi các tập hợp con khác nhau của nhóm Người nắm giữ ngắn hạn.
💡
Xem tất cả các biểu đồ trong ấn bản này tại The Week On-chain Dashboard.

Phân phối trong sợ hãi

Thị trường Bitcoin vẫn đang củng cố quanh mức 65.000 USD, nơi giá đã bị ghìm lại kể từ khi đạt ATH ở 73.000 USD vào giữa tháng 3. Trong ấn bản này, chúng tôi sẽ đánh giá hành vi của các nhà đầu tư trong quá trình này thiên về mô hình phân phối hay tích lũy.

Đầu tiên, chúng tôi sẽ sử dụng Accumulation Trend Score để minh họa cách các mô hình tích lũy của nhà đầu tư đã định hình các đỉnh và đáy cục bộ kể từ khi FTX sụp đổ.

Trong các giai đoạn đầu của cả hai đợt tăng giá 2020-21 và 2023-24, chúng tôi có thể thấy sự hợp lưu giữa các chế độ phân phối cục bộ (màu sáng) và các khoảng thời gian giảm giá. Khi thị trường phục hồi lên mức cao mới, áp lực bán lại được kích hoạt vì các nhà đầu tư đưa nguồn cung không hoạt động trở lại thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu đang chảy vào.

Khi giá giao ngay đạt ATH mới vào giữa tháng 3, một mô hình phân phối cục bộ tương tự đã xảy ra và càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tin tức về cuộc xung đột ở Trung Đông nổ ra, gây ra sự điều chỉnh khiến BTC giảm xuống còn 60.300 USD.

Live Advanced Chart

Nếu kiểm tra số liệu này theo quy mô ví, chúng tôi có thể hoàn thành một đánh giá chi tiết hơn. Ở đây có thể thấy dòng tiền ra ròng tăng lên rõ rệt 🟥 trên tất cả các nhóm trong suốt tháng 4, cho thấy sự nhất quán của áp lực bên bán.

Live Professional Dashboard

Chu kỳ nỗi đau & lợi nhuận

Một đặc điểm độc đáo của thị trường giá lên hiện hành là tác động tích cực của các ETF Giao ngay Hoa kỳ lên hành động giá. Tác động của ETF đối với hành vi nhà đầu tư có thể được giải thích thông qua số liệu Lãi & lỗ ròng chưa thực hiện (NUPL), là thước đo mức độ lợi nhuận (hoặc thua lỗ) trên giấy tờ mà thị trường nắm giữ (chuẩn hóa theo vốn hóa thị trường).

Bằng cách sử dụng NUPL, chúng tôi có thể xác định giai đoạn Hưng phấn cổ điển của thị trường tăng giá, nơi lợi nhuận chưa thực hiện vượt quá hơn một nửa quy mô vốn hóa thị trường (NUPL > 0,5).

Trong chu kỳ 2020-21, giai đoạn này được kích hoạt 8,5 tháng sau Bitcoin halving và đã chứng kiến xu hướng tăng giá duy trì trong gần 10,5 tháng sau đó. Tuy nhiên, trong chu kỳ này, NUPL đã phá vỡ mức 0,5 khoảng 6,5 tháng trước halving. Sự thay đổi rõ rệt này nêu bật tầm quan trọng của các quỹ ETF Hoa Kỳ trong việc định hình và thúc đẩy hành động giá bằng cách đưa nhu cầu mạnh mẽ vào thị trường.

Live Advanced Chart

Theo số liệu này, giai đoạn Hưng phấn (NUPL>0,5) của thị trường tăng giá đã có hiệu lực trong 7 tháng qua. Tuy nhiên, ngay cả những xu hướng tăng mạnh nhất cũng phải trải qua những đợt điều chỉnh và những sự kiện này cung cấp các thông tin giá trị về vị thế cũng như tâm lý nhà đầu tư.

Để nghiên cứu sâu về động lực điều chỉnh của thị trường tăng giá, chúng tôi đã sử dụng hai điều kiện.

  • Lợi nhuận chưa thực hiện tương đối 🟢 > 0,5, cho thấy thị trường nhìn chung đang gánh một lượng lớn lợi nhuận trên giấy tờ.
  • Thua lỗ chưa thực hiện tương đối 🔴 > 0,01, cho thấy các nhà đầu tư đang gặp phải áp lực tài chính đáng kể, nắm giữ các khoản lỗ chưa thực hiện lớn trong quá trình thị trường điều chỉnh.

Như được hiển thị trong các biểu đồ sau, những sự kiện điều chỉnh này là phổ biến và được dự đoán trong tất cả các thị trường giá lên. Kể từ khi BTC chạm ATH 73,100 USD, cấu trúc này đã xuất hiện trên ba mức thoái lui riêng biệt xuống vùng ~ 60.000 USD.

Live Advanced Workbench]

Xác định đáy cục bộ

Sau khi xác nhận rằng chúng ta đang ở trong vùng Hưng phấn và dự đoán sẽ có điều chỉnh, phần tiếp theo của báo cáo này sẽ tập trung vào việc xây dựng la bàn để định vị những sụt giảm này khi chúng xảy ra.

Bước đầu tiên là xác định nhóm đóng góp nhiều nhất vào thời lượng và độ sâu của mỗi đợt điều chỉnh của thị trường.

Chúng tôi có thể sử dụng chỉ số phân tích Thua lỗ thực tế (theo USD) để xác định rằng những người nắm giữ ngắn hạn (người mua gần đây) đang thể hiện sự thống trị rõ rệt vào lúc này.

Live Professional Chart

Sau khi xác định rằng Người nắm giữ ngắn hạn đang thua lỗ là một nhóm cần quan tâm, chúng tôi sẽ sử dụng bộ số liệu Phân tích mới của Glassnode để phân tích cơ sở chi phí của những người mua gần đây này.

Trong số các nhóm nhà đầu tư nắm giữ Bitcoin có độ tuổi trẻ hơn này, cơ sở chi phí của các nhóm 1 tháng-3 tháng 🟠 và 3 tháng-6 tháng 🟡 nổi lên như những công cụ giá trị để phân biệt cấu trúc thị trường tăng giá và giảm giá. Tuy nhiên, cơ sở chi phí 1 tuần-1 tháng 🔴 đã thể hiện tương ứng với các bước ngoặt của thị trường, giúp chúng tôi phát hiện các đáy cục bộ tiềm năng (trong thị trường tăng giá) và đỉnh cục bộ tiềm năng (trong thị trường giảm giá).

Live Professional Chart

Giá giao ngay thường phản ứng với cơ sở chi phí 1 tuần-1 tháng, đây là ý tưởng mà chúng tôi đã khám phá ban đầu trong bài viết nghiên cứu về phân tích hành vi người nắm giữ ngắn hạn và dài hạn. Điều này là do những người mua gần đây nhạy cảm hơn về giá và có khả năng chi tiêu cao hơn trong ngắn hạn.

Do đó, trong các quá trình điều chỉnh của thị trường giá lên, những người nắm giữ ngắn hạn có xu hướng tăng cường chi tiêu khi thị trường bắt đầu bán tháo. Khi giá thị trường tiếp cận cơ sở chi phí của từng nhóm nhỏ, tốc độ chi tiêu của họ được dự đoán có thể sẽ chậm lại (người bán kiệt sức).

Ở đây, chúng tôi đã chọn mức giá thực tế 1 tuần-1 tháng (cơ sở chi phí) làm la bàn để xác định các điểm mà sự kiệt sức của người bán có thể xảy ra trong tương lai gần.

Live Professional Chart

Chúng tôi có thể sử dụng tỷ lệ giữa giá giao ngay và cơ sở chi phí của từng nhóm thông qua tỷ lệ MVRV để đánh giá độ lệch điển hình trong quá trình điều chỉnh.

Biểu đồ sau đây cho thấy tỷ lệ MVRV (1 tuần-1 tháng) thường giảm xuống phạm vi 0,9-1 trong các đợt sụt giảm của thị trường tăng giá. Điều này có nghĩa là thị trường thường giảm từ 0% đến -10% dưới cơ sở chi phí trung bình của các nhà đầu tư 1 tuần-1 tháng.

Live Professional Workbench

Sau khi xác định được áp lực tiềm ẩn đối với các nhà đầu tư 1 tuần-1 tháng, chúng tôi có thể theo dõi trực tiếp mức độ hoảng loạn và sợ hãi của họ (được đo lường thông qua thua lỗ thực tế). Cách tiếp cận của chúng tôi là làm nổi bật các chế độ có áp lực bán mạnh mẽ của nhóm nhà đầu tư đã được đề cập.

Ở đây, chúng tôi thể hiện khoản lỗ thực tế của các thực thể có độ tuổi từ 1 tuần-1 tháng theo USD. Tiếp theo, chúng tôi xác định các điểm có khoảng thời gian thua lỗ thực tế cao bằng cách sử dụng một số biện pháp thống kê đơn giản (> 1 độ lệch chuẩn).

Lưu ý rằng khoản lỗ thực tế của nhóm này có xu hướng đạt đỉnh gần các đáy cục bộ do những người mua gần đây bán coin của họ trong hoảng loạn.

Live Professional Workbench

Nếu kết hợp cả hai điều kiện đã mô tả ở trên, chúng tôi có thể xây dựng một bộ công cụ có điều kiện để phát hiện các bước ngoặt đáy cục bộ tiềm ẩn:

  1. MVRV (1 tuần-1 tháng) dưới 1, nhưng trên 0,9 và,
  2. Thua lỗ thực tế (1 tuần-1 tháng) vượt quá độ lệch chuẩn +1 trong khoảng thời gian 90 ngày

Chúng tôi hiện đã có la bàn để khám phá các cấu trúc khi những người nắm giữ ngắn hạn có khả năng trở thành bên bán cạn kiệt.

Tại thời điểm viết bài, cơ sở chi phí của những người nắm giữ 1 tuần-1 tháng là 66.700 USD, trong khi thua lỗ thực tế của họ kể từ tháng 3 đã nhiều lần vượt quá độ lệch chuẩn +1 trên khung thời gian 90 ngày. Vì giá nằm trong phạm vi từ 60.000 USD đến 66.700 USD nên điều kiện MVRV được đáp ứng và có thể lập luận rằng thị trường đang hình thành đáy cục bộ. Tuy nhiên, sự phá vỡ kéo dài dưới mức MVRV đó có thể gây ra sự hoảng loạn và một trạng thái cân bằng mới buộc phải được thiết lập.

Live Professional Workbench

Tóm tắt và kết luận

Trong ấn bản này, chúng tôi xác định rằng thị trường Bitcoin đã chuyển sang chế độ phân phối ròng kể từ ATH tháng 3 ở mức 73.000 USD. Chỉ số NUPL cho thấy chúng ta đang ở trong giai đoạn Hưng phấn, tuy nhiên nó đã hạ nhiệt đáng kể kể từ khi đợt điều chỉnh bắt đầu.

Các đợt điều chỉnh cung cấp những thông tin có giá trị liên quan đến tâm lý và hoạt động bên bán của nhà đầu tư. Chúng tôi đã rút ra một quy trình mẫu để xác định một tập hợp con của Người nắm giữ ngắn hạn, những người đang gây ảnh hưởng đến thị trường với các hoạt động bên bán lớn nhất. Từ đó, chúng tôi đã phát triển một số quy tắc đơn giản bằng cách sử dụng bộ số liệu Phân tích mới của Glassnode, bộ số liệu giúp xác định rằng tình trạng kiệt sức của người bán trong nhóm này đang trở thành một yếu tố tại các đáy cục bộ.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Báo cáo này không cung cấp bất kỳ lời khuyên đầu tư nào. Tất cả dữ liệu chỉ được cung cấp cho mục đích thông tin và giáo dục. Các quyết định đầu tư không nên được đưa ra dựa trên thông tin được cung cấp ở đây và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của chính mình.‌

Các số liệu số dư Sàn giao dịch được lấy từ cơ sở dữ liệu toàn diện có các địa chỉ được dán nhãn của Glassnode, được tích lũy thông qua thông tin sàn giao dịch được công bố chính thức và thuật toán phân cụm độc quyền. Mặc dù chúng tôi cố gắng đảm bảo độ chính xác tối đa trong việc thể hiện số dư trên sàn giao dịch, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là những số liệu này không phải lúc nào cũng phản ánh toàn bộ dự trữ của sàn giao dịch, đặc biệt khi sàn giao dịch không tiết lộ địa chỉ chính thức của họ. Chúng tôi kêu gọi người dùng thận trọng khi sử dụng các số liệu này. Glassnode sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ sai lệch hoặc khả năng không chính xác nào. Vui lòng đọc Thông báo Minh bạch của chúng tôi khi sử dụng dữ liệu sàn giao dịch.


  • Tham gia kênh Telegram của chúng tôi.
  • Để tìm hiểu các chỉ số và biểu đồ on-chain hãy truy cập Glassnode Studio.
  • Để có thông báo tự động về các chỉ số on-chain và hoạt động của các sàn giao dịch, hãy truy cập Glassnode Alerts Twitter.