Định Hướng Thị Trường Sau ATH

Tóm tắt

  • Bitcoin đã đạt ATH mới là $99,4k sau một thời gian dài giao dịch trong phạm vi từ $54k đến $74k.
  • Một vài số liệu mà chúng tôi theo dõi đã bước vào vùng Rủi ro rất cao 🟥, phản ánh trạng thái lợi nhuận chưa thực hiện tăng cao và tâm lý nhạy cảm hơn của các nhà đầu tư đối với các đợt điều chỉnh.
  • Tỷ lệ Lãi/Lỗ thực tế hiện tại cho thấy hoạt động chốt lời đang diễn ra mạnh mẽ, báo hiệu khả năng cạn kiệt nguồn cầu trong ngắn hạn.
  • Khối lượng lợi nhuận thực tế đã giảm 76% so với đỉnh ATH và phí funding thị trường tương lai vĩnh cửu cũng đang giảm bớt, cho thấy thị trường đang hạ nhiệt nhanh chóng.
  • Các mô hình tái phân phối nguồn cung ban đầu cho thấy các cụm nguồn cầu chính nằm trong khoảng từ $87k đến $98k, với rất ít nguồn cung đổi chủ trong đợt tăng giá từ $74k lên $87k.
💡
Xem tất cả các biểu đồ có trong ấn bản này tại The Week On-chain Dashboard.

Mở rộng đến phạm vi cao hơn

Sau khi thị trường đạt ATH đầu tiên vào tháng 3, Bitcoin đã giao dịch trong khoảng từ $54k đến $74k trong khoảng tám tháng cho đến đầu tháng 11. Biến động giá đi ngang kéo dài trong phạm vi hẹp cho phép một tỷ lệ lớn nguồn cung lưu hành được tái phân phối và tập trung ở mức cơ sở chi phí tương đối cao hơn.

Sự tập trung nguồn cung này có thể làm tăng khả năng gây hoảng loạn cho nhà đầu tư khi biến động giảm giá quay trở lại. Để theo dõi các động thái này, chúng tôi giới thiệu chỉ số Realized Supply Density (Mật độ nguồn cung thực tế), một công cụ định lượng mức độ tập trung của nguồn cung xung quanh giá giao ngay hiện tại trong phạm vi biến động giá ±15%.

Mức độ tập trung nguồn cung cao cho thấy biến động giá có thể tác động đáng kể đến lợi nhuận của nhà đầu tư, từ đó có khả năng khuếch đại biến động thị trường.

Khi xem xét lại các biến động thị trường đáng kể trong năm năm vừa qua chúng tôi nhận thấy một mô hình chung:

  • Các giai đoạn do dự thường chứng kiến hơn 20% nguồn cung tập trung trong phạm vi ±15% mức giá trung bình của chu kỳ.
  • Điều này thường được theo sau bởi một động thái biến động giá mạnh theo cả hai hướng, đẩy nguồn cung này vào trạng thái lãi hoặc lỗ.

Sự biến động như vậy thường đẩy chỉ số Realized Supply Density xuống dưới 10%, báo hiệu rằng một khối lượng lớn BTC hiện nắm giữ một khoản lãi hoặc lỗ chưa thực hiện đáng kể.

Sự đột phá gần đây trên $74k đã kích hoạt một trong những giai đoạn tái phân phối chu kỳ này, đẩy giá Bitcoin lên mức ATH mới và đẩy chỉ số realized supply density (±15%) xuống dưới 10%, do đó mang lại cho nhiều nhà đầu tư một khoản lợi nhuận chưa thực hiện lành mạnh.

Live Chart

Lập bản đồ các dải phạm vi sau ATH

Để khám phá động lực của nguồn cung đổi chủ trong quá trình khám phá giá, chúng tôi có thể tận dụng một khái niệm mới là Bitcoin Cost Basis Distribution (CBD). Chỉ số này theo dõi mức độ tập trung của nguồn cung tại nhiều mức giá khác nhau thông qua bản đồ nhiệt. Bitcoin CBD cung cấp thông tin chi tiết về cách nguồn cung được tái phân phối theo thời gian trên nhiều mức giá khác nhau, giúp xác định các vùng nhu cầu chính và sự quan tâm của nhà đầu tư.

Khi chúng ta bước vào giai đoạn đầu của quá trình khám phá giá, các dải phạm vi trên và dưới vẫn chưa được hình thành đầy đủ. Cụm nguồn cung quan trọng nhất đang phát triển trong khoảng từ $87k đến $98k, với rất ít sự thay đổi chủ sở hữu trong đợt tăng giá lên $87k.

Điều này cho thấy rằng phạm vi giao dịch hiện tại vẫn đang tìm kiếm sự cân bằng giữa người mua và người bán, nhưng vẫn tồn tại rủi ro là “khoảng trống” bên dưới có thể cung cấp rất ít sự hỗ trợ trong trường hợp vùng giá này được kiểm tra lại.

Live Dashboard

Đánh giá rủi ro thị trường

Trong phần tiếp theo này, chúng tôi sẽ tham khảo một bộ số liệu được thiết kế để phân loại các ngưỡng rủi ro khác nhau bằng cách sử dụng dữ liệu on-chain.

1-Đánh giá lợi nhuận nguồn cung

Số liệu Tỷ lệ nguồn cung có lời (PSIP) giúp chúng tôi mô tả các chu kỳ thị trường, sử dụng tỷ lệ nguồn cung đang nắm giữ khoản lợi nhuận chưa thực hiện. Điều này cung cấp thông tin chi tiết về rủi ro tiềm ẩn của áp lực bán vì các nhà đầu tư nắm giữ lợi nhuận chưa thực hiện có xu hướng được thúc đẩy để chốt lời.

💡 Số liệu PSIP được phân loại thành bốn mức rủi ro:

  • 🟥 Rủi ro rất cao: PSIP > 90%, cao hơn một độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình.
  • 🟧 Rủi ro cao: 75% < PSIP < 90%, cao hơn một chút so với giá trị trung bình.
  • 🟨 Rủi ro thấp: 58% < PSIP < 75%, thấp hơn giá trị trung bình nhưng cao hơn dải dưới.
  • 🟩 Rủi ro rất thấp: PSIP < 58%, thấp hơn một độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình.

Các giai đoạn khi PSIP giao dịch cao hơn dải trên thường phù hợp với giai đoạn hưng phấn của thị trường tăng giá. Đợt đột phá giá gần đây đã đẩy chỉ số PSIP vào Giai đoạn hưng phấn này và được đánh dấu là vùng Rủi ro rất cao 🟥. Theo lịch sử, các mức như vậy có khả năng dẫn đến điều chỉnh giảm giá cao vì các nhà đầu tư được thúc đẩy chốt lời, tạo ra nguồn cung dư thừa.

Điều này báo hiệu sự thận trọng cho những người tham gia thị trường vì áp lực bán có khả năng theo đó cũng đang gia tăng.

Live Chart

2-Đánh giá mức độ sợ hãi và lòng tham

Chỉ số Lợi nhuận/thua lỗ chưa thực hiện ròng (NUPL) định lượng tổng lợi nhuận hoặc thua lỗ mà thị trường nắm giữ dưới dạng phần trăm vốn hóa thị trường. Chỉ số này cung cấp thông tin chi tiết về trạng thái tâm lý thị trường, xem xét quy mô của lợi nhuận hoặc thua lỗ chưa thực hiện.

Dựa trên chỉ số Phần trăm nguồn cung có lời đã đề cập ở trên, NUPL cung cấp thông tin chi tiết hơn về quy mô lợi nhuận, là nhân tố tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư-từ lạc quan đến hưng phấn và sợ hãi.

💡 NUPL được phân loại thành bốn mức rủi ro:

  • Rủi ro rất cao🟥: NUPL lớn hơn 0,59, vượt quá một độ lệch chuẩn so với mức trung bình 4 năm. Giai đoạn này được đánh dấu bằng lợi nhuận chưa thực hiện cực độ, phản ánh sự hưng phấn của thị trường và rủi ro điều chỉnh gia tăng.
  • Rủi ro cao🟧: NUPL nằm trong khoảng từ 0,35 đến 0,59, cho thấy thị trường đang có lời nhưng chưa đạt đến mức hưng phấn.
  • Rủi ro thấp 🟨: NUPL dao động trong khoảng từ 0,12 đến 0,35, cho thấy lợi nhuận vừa phải, thường được quan sát thấy trong giai đoạn phục hồi ổn định hoặc giai đoạn đầu.
  • Rủi ro rất thấp 🟩: NUPL giảm xuống dưới 0,12, trùng với giai đoạn đầu hàng và giai đoạn dò đáy trong thị trường giảm giá.

Khi giá phá vỡ trên $88k, NUPL đã bước vào vùng Rủi ro rất cao 🟥, báo hiệu thị trường hiện đang nắm giữ mức lợi nhuận chưa thực hiện cực lớn. Mức cao này cho thấy có nguy cơ lớn hơn là các nhà đầu tư bắt đầu tăng áp lực bán, tận dụng giá cao hơn và sức mạnh của nguồn cầu mới.

Live Chart

3-Đánh giá mô hình chi tiêu của nhà đầu tư

Sau khi đánh giá mức lợi nhuận chưa thực hiện cao, chúng tôi có thể chuyển sang Tỷ lệ lãi và lỗ thực tế (RPLR) để đánh giá cách các nhà đầu tư điều chỉnh mô hình chi tiêu của họ khi Bitcoin tiến gần đến mức $100k.

RPLR theo dõi tỷ lệ các sự kiện chốt lời so với chốt lỗ xảy ra on-chain. Do đó, nó cung cấp thông tin chi tiết về sự thay đổi hành vi của các nhà đầu tư. Dữ liệu có thể được lọc bằng cách áp dụng đường trung bình động 14 ngày (14D-MA), giúp cung cấp một góc nhìn rõ ràng hơn về các xu hướng vĩ mô.

💡 Khung tham chiếu RPLR phân loại rủi ro thị trường thành bốn bậc:

  • Rủi ro rất cao 🟥: RPLR vượt quá 9, báo hiệu hơn 90% BTC di chuyển on-chain đang được chi tiêu trong trạng thái có lợi nhuận-một dấu hiệu phổ biến của sự cạn kiệt nguồn cầu.
  • Rủi ro cao 🟧: RPLR dao động trong khoảng từ 3 đến 9, trong đó 75%-90% BTC được chi tiêu trong trạng thái có lợi nhuận, thường được quan sát thấy xung quanh các đỉnh thị trường.
  • Rủi ro thấp 🟨: RPLR giảm xuống dưới 3, biểu thị giai đoạn chuyển tiếp với sự cân bằng giữa chi tiêu có lợi nhuận và thua lỗ (1 < RPLR < 3).
  • Rủi ro rất thấp 🟩: RPLR giảm xuống dưới 1, phần lớn BTC đang thua lỗ, thường được quan sát thấy trong các giai đoạn đầu hàng của thị trường.

Tương tự, chỉ số RPLR cũng đã đi vào vùng Rủi ro rất cao 🟥, nhấn mạnh rằng cường độ của hoạt động chốt lời trong suốt đợt tăng khám phá giá này là đáng kể và có khả năng tạo ra nguồn cung dư thừa cần được hấp thụ bởi thị trường.

Live Chart

Hạ nhiệt

Mặc dù cả ba chỉ số này đều nằm trong vùng rủi ro rất cao, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là những trạng thái này là điển hình của các đợt tăng giá bùng nổ trong quá trình khám phá giá.

Chúng tôi có thể củng cố đánh giá này bằng cách xem xét tốc độ mà các số liệu này đã hạ nhiệt trong tuần qua. Cụ thể, chúng tôi sẽ tập trung vào lợi nhuận thực tế và phí funding thị trường tương lai như các thước đo chính của áp lực bên bán và nhu cầu đòn bẩy quá mức.

Lợi nhuận thực tế đã đạt đỉnh ở mức 10,5 tỷ USD mỗi ngày khi giá tăng lên mức $100k. Kể từ đó, nó đã giảm xuống còn khoảng 2,5 tỷ USD mỗi ngày, tương ứng với mức giảm 76%. Sự sụt giảm mạnh này báo hiệu sự hạ nhiệt rõ rệt, cho thấy hoạt động chốt lời có thể mang tính nhất thời hơn là bền vững.

Live Chart

Thị trường tương lai vĩnh cửu cũng cung cấp một góc nhìn sâu sắc tương tự, với phí funding bắt đầu bình ổn khi nhu cầu đầu cơ ổn định.

Phí funding đo lường chi phí lãi suất khi nắm giữ các hợp đồng mở tương lai vĩnh cửu, trong trường hợp này, bên mua phải trả cho bên bán khống. Phí funding đã tăng đột biến trong đợt tăng giá, nhưng không cùng mức độ như tháng 3 năm nay.

Nếu phí funding bắt đầu giảm, điều đó sẽ báo hiệu rằng đòn bẩy mua quá mức đang bắt đầu giảm bớt trên thị trường, trong khi sự tăng tốc trở lại có thể báo hiệu rủi ro bổ sung đang được thêm vào bên mua.

Live Chart

Tóm tắt và kết luận

Đợt tăng giá gần đây của Bitcoin lên ATH mới là $99,4k đã đánh dấu một thời điểm quan trọng trong chu kỳ này, đưa thị trường vào giai đoạn khám phá giá. Sự bứt phá ra khỏi phạm vi giá từ $54k đến $74k đã đẩy một khối lượng nguồn cung đáng kể vào trạng thái lợi nhuận chưa thực hiện và cũng kích hoạt một số chỉ báo mà chúng tôi sử dụng để theo dõi rủi ro thị trường quá nóng trong ngắn hạn.

Đồng thời, một số chỉ báo đang bắt đầu hạ nhiệt, chẳng hạn như khối lượng lợi nhuận thực tế đã giảm nhanh và phí funding thị trường tương lai vĩnh cửu cũng đã giảm bớt. Điều này cho thấy có sự chậm lại trong nhu cầu đầu cơ quá mức, cũng như sự giảm ròng trong hoạt động bán giao ngay. Thị trường Bitcoin đang cố gắng tìm lại trạng thái cân bằng, với $88k là mức giá nền của cụm nguồn cung dày đặc hiện tại.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Báo cáo này không cung cấp bất kỳ lời khuyên đầu tư nào. Tất cả dữ liệu chỉ được cung cấp cho mục đích thông tin và giáo dục. Các quyết định đầu tư không nên được đưa ra dựa trên thông tin được cung cấp ở đây và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của chính mình.‌

Các số liệu số dư Sàn giao dịch được lấy từ cơ sở dữ liệu toàn diện có các địa chỉ được dán nhãn của Glassnode, được tích lũy thông qua thông tin sàn giao dịch được công bố chính thức và thuật toán phân cụm độc quyền. Mặc dù chúng tôi cố gắng đảm bảo độ chính xác tối đa trong việc thể hiện số dư trên sàn giao dịch, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là những số liệu này không phải lúc nào cũng phản ánh toàn bộ dự trữ của sàn giao dịch, đặc biệt khi sàn giao dịch không tiết lộ địa chỉ chính thức của họ. Chúng tôi kêu gọi người dùng thận trọng khi sử dụng các số liệu này. Glassnode sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ sai lệch hoặc khả năng không chính xác nào. Vui lòng đọc Thông báo Minh bạch của chúng tôi khi sử dụng dữ liệu sàn giao dịch.


  • Tham gia kênh Telegram của chúng tôi.
  • Để tìm hiểu các chỉ số và biểu đồ on-chain hãy truy cập Glassnode Studio.