Thị Trường Trì Trệ

Thị trường Bitcoin hiện đang trải qua một giai đoạn trì trệ, với cả phía cung và cầu đều cho thấy dấu hiệu không hoạt động. Thị trường đặc trưng bởi dòng vốn vào và ra thấp, được thể hiện qua số liệu trì trệ của Vốn hoá thực tế.

Thị Trường Trì Trệ

Tóm tắt

  • Nhu cầu thị trường vẫn ảm đạm đối với các tài sản kỹ thuật số, với quy mô của cả dòng vốn vào và ra vẫn ở mức nhỏ.
  • HODLing vẫn là động lực chính của nhà đầu tư, với tất cả các thước đo về nguồn cung có thể giao dịch một cách tích cực đều giảm và một lượng lớn BTC đang đạt đến trạng thái Người nắm giữ dài hạn.
  • Biến động giá trì trệ đáng kể trong sáu tháng qua, khiến tất cả các biến thể của Tỉ lệ rủi ro bên bán đã giảm xuống mức đáy, cho thấy kỳ vọng về sự biến động cao hơn trong tương lai.
💡
Xem tất cả các biểu đồ có trong ấn bản này tại The Week On-chain Dashboard.

Nguồn cầu suy yếu

Vốn hoá thực tế là một số liệu cơ bản cung cấp đánh giá về dòng vốn ròng tích lũy vào và ra khỏi mạng lưới Bitcoin.

Với việc thị trường giao dịch theo hướng giảm nhưng trong phạm vi hẹp trong sáu tháng qua, cả dòng vốn vào và ra đều đã dừng lại. Vốn hoá thực tế đã đạt đỉnh và ổn định ở mức 622 tỉ USD trong hai tháng trước. Điều này cho thấy rằng phần lớn các đồng coin đang được giao dịch đều đang ở gần giá mua ban đầu của chúng.

Live Chart

Bằng cách đánh giá số liệu Lợi nhuận/Thua lỗ ròng thực tế, chúng tôi có thể trực quan hoá sự thay đổi hàng ngày trong dòng vốn on-chain đối với Bitcoin. Khi số liệu này có giá trị dương, nó biểu thị việc tạo ra vốn ròng (BTC giao dịch có lãi) hoặc phá hủy khi số liệu có giá trị âm (BTC di chuyển ở mức lỗ).

Hiện tại, cả bên lãi và lỗ đều có độ lớn bằng nhau, dẫn đến dòng tiền ròng không đáng kể và dao động quanh giới hạn bằng không. Điều này ám chỉ đến một mức độ cân bằng đang được thiết lập trên thị trường và có một số điểm tương đồng với giai đoạn tháng 8-tháng 9 năm 2023.

Live Chart

Chúng tôi có thể coi Lợi nhuận và Thua lỗ thực tế là thước đo về số dư vốn cần thiết để người bán chia tay lượng BTC của họ. Do đó, theo khung tham chiếu này, chúng tôi có thể sử dụng số liệu này làm thước đo để đánh giá nhu cầu thị trường bằng cách đánh giá mức độ sẵn sàng giao dịch của người bán ở mức có lợi nhuận hoặc thua lỗ.

Tổng lợi nhuận thực tế và thua lỗ thực tế tuyệt đối đã giảm đáng kể kể từ ATH vào tháng 3, ngụ ý về sự giảm áp lực bên mua trong phạm vi giá hiện tại.

Live Chart

Nguồn cung bị thu hẹp

Sau khi đánh giá nhu cầu của thị trường, chúng tôi cần đánh giá bên cung để đưa ra phân tích toàn diện về hai lực lượng thị trường đối lập.

Chỉ số “Nguồn cung nóng” là một đại diện mà chúng tôi sử dụng để ước tính các đồng coin sẵn sàng để giao dịch và chuyển nhượng. Khối lượng nguồn cung này đại diện cho tài sản được nắm giữ trong các đồng coin có tuổi đời từ một tuần trở xuống. Dựa trên giả định rằng thời gian nắm giữ ngắn trên thị trường làm tăng khả năng đồng coin sẽ được giao dịch trở lại, như đã được phát hiện trong nghiên cứu của chúng tôi về Người nắm giữ dài hạn và ngắn hạn, chúng tôi coi nhóm tuổi riêng biệt này là một trong những nhóm sẵn sàng ứng phó với những biến động của thị trường nhất.

Tài sản hiện được nắm giữ bởi các đồng coin có độ tuổi dưới một tuần đã giảm xuống vùng thanh khoản thấp, chỉ chiếm 4,7% tổng tài sản mạng lưới. Điều này làm nổi bật việc nguồn cung liên tục bị thu hẹp, vì phần lớn các đồng coin có độ tuổi trên một tuần.

Live Chart

Chúng tôi thấy một câu chuyện tương tự được kể qua biểu đồ phân kỳ nguồn cung. Ở đây, chúng tôi lập hồ sơ về “nguồn cung khả dụng”, chẳng hạn như Người nắm giữ ngắn hạn và nguồn cung Thanh khoản cao. Chúng tôi so sánh chúng với “nguồn cung dự trữ hoặc lưu trữ” ví dụ như Người nắm giữ dài hạn hoặc nguồn cung được coi là đã mất.

Có thể thấy sự phổ biến và thống trị của hành vi HODLing trong số những người tham gia thị trường dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của “nguồn cung được lưu trữ”. Điều này cho thấy sự thắt chặt nguồn cung về tổng thể khi khối lượng BTC có sẵn để giao dịch tiếp tục giảm.

Live Chart

Thanh khoản Stablecoin tăng

Stablecoin vẫn là loại tiền tệ được ưa chuộng trên cả sàn giao dịch tập trung và phi tập trung. Do đó, sự tăng trưởng trong tổng vốn stablecoin có thể được sử dụng làm thước đo cho nhu cầu và khẩu vị của nhà đầu tư.

Nguồn cung Stablecoin tổng hợp đang tăng lên, gần bằng ATH là 160,4 tỉ USD. Điều này có thể được coi là một dấu hiệu mang tính xây dựng cho thấy sự tích tụ của dòng vốn tiền mã hoá dưới dạng USD, có thể dễ dàng được chuyển đổi thành tài sản kỹ thuật số. Tuy nhiên, cũng có thể suy ra rằng ở giai đoạn này dòng vốn Stablecoin không được chuyển sang các tài sản rủi ro một cách tích cực.

Live Chart

Chỉ số SSR Oscillator so sánh Vốn hóa thị trường Bitcoin với tổng nguồn cung stablecoin đang lưu hành và có thể được xem xét theo cách diễn giải sau:

  • Khi SSR thấp, nguồn cung stablecoin hiện tại có nhiều "sức mua" hơn để mua BTC
  • Khi SSR cao, nguồn cung stablecoin hiện tại có ít "sức mua" hơn để mua BTC

Sự phân kỳ giữa vốn hóa thị trường Bitcoin đang dao động trong một phạm vi giới hạn và nguồn cung stablecoin đang tăng đã đẩy SSR xuống mức thấp lịch sử. Điều này cho thấy sức mua dựa trên stablecoin của nhà đầu tư đang tăng lên, với một hiệu ứng đệ quy trong đó sức mua cao hơn có thể dẫn đến nguồn cầu cải thiện trong tương lai.

Live Chart

Dự đoán về một đợt biến động

Với hành động giá dao động trong một phạm vi được xác định rõ ràng trong sáu tháng qua, biến động bắt đầu hẹp dần và nén lại, giống như lò xo cuộn. Sau một thời gian dài không có biến động vĩ mô đáng kể nào, chúng tôi có thể dự đoán về một đợt biến động lớn hơn trong thời gian tới.

Độ nén biến động thị trường có thể được phán đoán bằng cách đo phạm vi phần trăm giữa các mức giá cao nhất và thấp nhất trong 180 ngày qua. Theo số liệu này, chỉ có tháng 8 năm 2023 và tháng 5 năm 2016 thể hiện phạm vi giá 180 ngày hẹp hơn. Điều này làm nổi bật sự thắt chặt tương đối của cấu trúc thị trường hiện tại.

Live Chart

Chúng tôi có thể củng cố đánh giá độ biến động này bằng cách sử dụng Tỉ lệ rủi ro bên bán. Công cụ này đánh giá tổng tuyệt đối của lợi nhuận và thua lỗ thực tế đã được hiện thực hoá bởi các nhà đầu tư so với quy mô tài sản (Vốn hóa thực tế). Số liệu này có thể được xem xét theo khung tham chiếu sau:

  • Giá trị cao cho thấy các nhà đầu tư chi tiêu BTC với mức lãi hoặc lỗ đáng kể so với cơ sở chi phí của họ. Điều kiện này cho thấy thị trường có khả năng cần tìm lại trạng thái cân bằng và thường theo sau một động thái giá với biến động cao.
  • Giá trị thấp cho thấy hầu hết các đồng coin đang được chi tiêu tương đối gần với cơ sở chi phí hòa vốn của chúng, cho thấy một mức độ cân bằng đã đạt được. Điều kiện này thường biểu thị sự cạn kiệt của ”lãi và lỗ” trong phạm vi giá hiện tại và thường mô tả môi trường biến động thấp.

Tỉ lệ rủi ro bên bán hiện đã giảm xuống dưới mức giá trị thấp, cho thấy hành động chốt lời và lỗ tương đối nhỏ đang diễn ra trong phạm vi hiện tại. Nghĩa là trạng thái cân bằng đã đạt được và cần phải mở rộng phạm vi hơn nữa để khuyến khích các nhà đầu tư chi tiêu BTC của họ (chốt lời hoặc lỗ).

Live Chart

Theo lịch sử, chỉ số Rủi ro bên bán của Người nắm giữ ngắn hạn hiện đang ở một trong những giá trị thấp nhất, cho thấy nhu cầu không đáng kể từ các nhà đầu tư mới.

Live Chart

Tương tự như vậy, Tỉ lệ rủi ro bên bán của Người nắm giữ dài hạn cũng đã giảm xuống dưới mức định giá thấp, cho thấy ngay cả các nhà đầu tư thành thục cũng đã chậm lại các tương tác on-chain của họ trong phạm vi giá hiện tại.

Live Chart

Tóm tắt và kết luận

Thị trường Bitcoin hiện đang ở trạng thái cân bằng và hoạt động giảm. Về phía cầu, dòng vốn đã chậm lại đáng kể và Vốn hoá thực tế vẫn không thay đổi trong hai tháng qua.

Đồng thời, phía cung đang hẹp dần và có sự sụt giảm đáng kể về số lượng BTC có sẵn. Tuy nhiên, sự gia tăng trong nguồn cung stablecoin mang lại nhiều sức mua trong tương lai hơn, tạo ra sự căng thẳng giữa tình trạng không hoạt động hiện tại và nhu cầu tiềm năng trong tương lai. Điều này tạo ra một loại hiệu ứng lò xo xoắn trên thị trường và ám chỉ đến trạng thái biến động cao hơn trên con đường phía trước.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Báo cáo này không cung cấp bất kỳ lời khuyên đầu tư nào. Tất cả dữ liệu chỉ được cung cấp cho mục đích thông tin và giáo dục. Các quyết định đầu tư không nên được đưa ra dựa trên thông tin được cung cấp ở đây và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của chính mình.‌

Các số liệu số dư Sàn giao dịch được lấy từ cơ sở dữ liệu toàn diện có các địa chỉ được dán nhãn của Glassnode, được tích lũy thông qua thông tin sàn giao dịch được công bố chính thức và thuật toán phân cụm độc quyền. Mặc dù chúng tôi cố gắng đảm bảo độ chính xác tối đa trong việc thể hiện số dư trên sàn giao dịch, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là những số liệu này không phải lúc nào cũng phản ánh toàn bộ dự trữ của sàn giao dịch, đặc biệt khi sàn giao dịch không tiết lộ địa chỉ chính thức của họ. Chúng tôi kêu gọi người dùng thận trọng khi sử dụng các số liệu này. Glassnode sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ sai lệch hoặc khả năng không chính xác nào. Vui lòng đọc Thông báo Minh bạch của chúng tôi khi sử dụng dữ liệu sàn giao dịch.


  • Tham gia kênh Telegram của chúng tôi.
  • Để tìm hiểu các chỉ số và biểu đồ on-chain hãy truy cập Glassnode Studio.
  • Để có thông báo tự động về các chỉ số on-chain và hoạt động của các sàn giao dịch, hãy truy cập Glassnode Alerts Twitter.