Nhận Diện Sự Đầu Hàng

Khi bụi dần lắng xuống sau sự sụp đổ của FTX, câu hỏi quan trọng hiện tại là liệu việc bán tháo đơn giản chỉ là sự tiếp tục của xu hướng giảm hay đó là tác nhân gây ra sự thay đổi tâm lý sâu sắc hơn giữa các nhà đầu tư.

Nhận Diện Sự Đầu Hàng

Bitcoin tiếp tục tích luỹ sau vài tuần hỗn loạn với giá giao dịch trong phạm vi hẹp chỉ trên $16,000. Khi mọi chuyện dần lắng xuống sau sự sụp đổ của FTX, phản ứng của những người nắm giữ Bitcoin đang dần trở nên rõ ràng hơn. Một câu hỏi quan trọng là liệu đợt bán tháo gần đây chỉ đơn giản là sự tiếp tục của xu hướng giảm hay có thể là tác nhân gây ra sự thay đổi tâm lý sâu sắc hơn giữa các nhà đầu tư.

Trong ấn bản tuần này, chúng tôi sẽ khám phá quy mô các khoản lỗ thực và lỗ trên danh nghĩa mà những người nắm giữ Bitcoin phải ghánh chịu, đây có thể được xem là một trong những đợt đầu hàng nặng nề nhất trong lịch sử. Chúng ta cũng sẽ phân tích các xu hướng thay đổi hành vi đã xảy ra kể từ sự kiện này từ đó cho thấy bức tranh toàn cảnh hơn, cũng như những tác động tiếp theo đối với quyết tâm của nhà đầu tư và sự cạn kiệt của người bán.

Chuyển đổi hành vi

Giá của BTC đã được giao dịch dưới Giá thực tế (cơ sở chi phí của thị trường rộng lớn hơn) trong hơn 4.5 tháng. Lịch sử cho thấy điều này có tương quan với giai đoạn dò đáy, giai đoạn này thường có thể được trực quan hóa và đánh giá bằng cách sử dụng chỉ số Accumulation Trend Score.

Chỉ báo này cho biết sự thay đổi số dư tương đối của các thực thể trong 30 ngày qua, với thang đo thể hiện cả quy mô thay đổi số dư và hướng đi của nó (từ tích lũy thành phân phối).

  • Các giá trị tiến dần đến 1 🟣 biểu thị rằng phần lớn mạng Bitcoin đang tích lũy và gia tăng số dư đáng kể.
  • Các giá trị tiến dần đến 0 🟡 biểu thị rằng một phần lớn mạng Bitcoin đang phân phối và giảm số dư đáng kể.

Từ quan điểm so sánh, sự tích lũy mạnh sau đợt bán tháo gần đây giống với thời điểm cuối năm 2018. Sự thay đổi hành vi này có thể thấy ngay sau nhiều sự kiện bán tháo lớn. Bao gồm:

  • Giai đoạn tháng 11 đến tháng 12 năm 2018, giá BTC giảm 50%
  • Sự kiện COVID tháng 3 năm 2020
  • Sự kiện LUNA sụp đổ tháng 5 năm 2022
  • Tháng 6 năm 2022, khi giá lần đầu tiên giảm xuống dưới $20,000
Live Advanced Chart

Chúng tôi có thể phân tích những thực thể cụ thể nào đang tham gia bằng cách tận dụng chỉ báo Accumulation 🟦 (and Distribution 🟥) Trend Scores theo các nhóm ví.

Biểu đồ dưới đây minh họa rằng hầu hết tất cả các nhóm đã chuyển sang tích lũy 🟦 sau đợt giảm giá gần đây. Đây là tín hiệu của cơ hội mua vào nhưng cũng thể hiện sự di chuyển của BTC ra khỏi các sàn giao dịch và hướng tới việc tự quản lý (như đã thảo luận trong WoC 46).

Một giai đoạn tích lũy kéo dài tương tự có thể được quan sát thấy sau tất cả các sự kiện bán tháo nói trên.

Live Professional Chart

Điều tra chi tiết hơn về các nhóm ví với kích thước khác nhau có thể được bổ sung bằng hai chỉ báo được Glassnode xuất bản gần đây:

  • Address Cohorts (Nâng cao): hiển thị tổng số địa chỉ và thay đổi trong 30 ngày.
  • Entities Balance Change (Chuyên nghiệp): hiển thị lượng nắm giữ ròng và thay đổi số dư trong 30 ngày.

Trong số tất cả các nhóm, các thực thể nắm giữ < 1 BTC (còn được gọi là Tôm 🦐) đã ghi nhận hai đợt tăng số dư ATH riêng biệt trong 5 tháng qua. Nhóm Tôm đã thêm hơn 96,200 BTC vào ví của họ kể từ khi FTX sụp đổ và hiện nắm giữ hơn 1.21 triệu BTC, tương đương 6.3% nguồn cung lưu thông.

Live Professional Workbench

Những bản dịch

Bản tin On-chain tuần này đã được dịch qua những ngôn ngữ sau Spanish, Italian, Chinese, Japanese, Turkish, French, Portuguese, Farsi, Polish, Arabic, Russian, VietnameseGreek.

Bảng tổng hợp dữ liệu On-chain

Bản tin Onchain trong tuần bao gồm bảng tổng hợp dữ liệu trực tiếp với các biểu đồ nổi bật. Chúng tôi cũng thực hiện các Video Report được phát vào mỗi thứ ba hàng tuần trên Youtube. Hãy đăng ký theo dõi để không bỏ lỡ các Video Report cũng như các Video hướng dẫn sử dụng chỉ báo trên kênh.

Nhà đầu tư mới chịu áp lực

Một sự kiện nhất quán thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ thị trường giảm giá sang thị trường tăng giá là việc chốt lỗ một cách thảm khốc, khi các nhà đầu tư bỏ cuộc và đầu hàng trên quy mô lớn. Tháng 11 đã chứng kiến sự kiện đầu hàng lớn thứ tư, ghi nhận khoản lỗ thực trong 7 ngày là 10.16 tỷ đô. Con số này lớn hơn 4 lần so với mức đỉnh vào tháng 12 năm 2018 và lớn hơn 2.2 lần so với tháng 3 năm 2020.

Live Advanced Workbench

Căng thẳng tài chính này cũng có thể được xem xét từ góc nhìn của các nhà đầu tư mới. Bằng cách quan sát mối quan hệ giữa giá mua vào của Người nắm giữ ngắn hạn và Giá giao ngay, mô hình bên dưới có thể quan sát thấy trong suốt các chu kỳ Bitcoin.

  • Thị trường tăng giá 🟦 : khi giá tăng, giá mua trung bình của nguồn cung mới mua luôn có lãi (STH - Giá mua vào < Giá giao ngay).
  • Thị trường giảm giá 🟥 : giá giảm dần dẫn đến giá mua vào của nhà đầu tư mới cao hơn giá giao ngay (STH - Giá mua vào > Giá giao ngay).

Với Giá mua vào của STH hiện ở mức $18,830, những người mua gần đây đang chịu lỗ 12%.

Live Professional Workbench

Do đó phân tích sâu hơn về giá mua vào của STH trong các thị trường giảm giá có thể tạo ra một la bàn để theo dõi giai đoạn chuyển tiếp sang thị trường tăng giá.

  • Pre-Bottom Discovery (A) 🟦: trong suốt giai đoạn đầu của thị trường giảm giá, giá mua vào tổng hợp của tất cả các nhà đầu tư thấp hơn nhiều so với giá giao ngay, vì hầu hết các nhà đầu tư đều có lãi (Giá giao ngay > Giá thực tế).
  • Bottom Discovery (B) 🟧: sau một xu hướng giảm giá kéo dài, cuối cùng thị trường cũng đạt đến mức đầu hàng hoàn toàn và giá giao ngay giảm xuống dưới giá thực tế.
  • Floor Discovery (C) 🟥: khi thị trường trải qua một đợt bán tháo đáng kể và người bán sắp cạn kiệt, quá trình phân phối lớn được đáp ứng bằng sự tích lũy tương đương. Điều này khiến giá mua vào của STH thấp hơn giá thực tế, cho thấy những người mua gần đây có điểm vào tốt hơn so với người nắm giữ trung bình.
Live Professional Workbench

Sau sự kiện FTX, hình dạng cuối cùng của cấu trúc thị trường đã xuất hiện 🟥, báo hiệu một khối lượng BTC rất lớn hiện đã được đổi chủ với mức sale off đáng kể.

Chúng ta cũng có thể định lượng quy mô của Khoản lỗ trên danh nghĩa so với quy mô thị trường. Chỉ báo Relative Unrealized Loss đo lường khoản lỗ tổng hợp do thị trường rộng hơn nắm giữ so với tổng vốn hóa thị trường.

Theo dõi mức trung bình hàng tuần của chỉ báo này cho thấy rằng tại các thời điểm cực đoan của thị trường gấu trước đó, các nhà đầu tư đã gánh chịu khoản lỗ vượt quá 50% tổng giá trị vốn hóa thị trường tại thời điểm đó. Chỉ báo này gần đây đã đạt mức cao nhất là 56%, mức cao nhất trong chu kỳ này và có thể so sánh với các mức giá sàn trong các thị trường gấu trước đây.

Live Advanced Chart

Mức thua lỗ cao nhất

Chỉ báo Adjusted MVRV Ratio loại trừ phần lợi nhuận được giữ trong các BTC đang ở tình trạng không hoạt động hoặc đã mất (không được di chuyển trong hơn 7 năm). Các giá trị trên 1 cho thấy thị trường đang có lời, các giá trị dưới 1 biểu thị thị trường đang thua lỗ.

Chỉ báo này hiện đang trả về giá trị 0.63 (mức lỗ trên danh nghĩa trung bình là 37%), điều này rất quan trọng vì chỉ 1.57% số ngày giao dịch trong lịch sử Bitcoin đã ghi nhận giá trị Adjusted MVRV thấp hơn. Nói cách khác, nếu chúng ta loại trừ phần lợi nhuận nắm giữ trong nguồn cung đã mất thì thị trường hiện tại đang trong tình trạng thua lỗ nhiều nhất kể từ mức đáy được thiết lập vào tháng 12 năm 2018 và tháng 1 năm 2015.

Live Advanced Workbench

Cả khoản lỗ trên danh nghĩa lẫn khoản lỗ thực đều có quy mô lớn trong lịch sử. Ở đây, chúng tôi sử dụng chỉ báo aSOPR, các giá trị trên 1 báo hiệu khả năng sinh lời chiếm ưu thế, trong khi các giá trị dưới 1 biểu thị tổn thất tổng hợp.

Biểu đồ bên dưới so sánh mức trung bình hàng tuần của aSOPR 🔵 với các dải Cao 🟢 và Thấp 🔴 phản ánh di chuyển độ lệch chuẩn 2 trong aSOPR.

Phản ứng gần đây của thị trường đối với sự sụp đổ của FTX được thể hiện dưới dạng chỉ số aSOPR lần đầu tiên phá vỡ dưới đường màu đỏ kể từ tháng 3 năm 2020. Tầm quan trọng của sự kiện này một lần nữa chỉ có thể so sánh với sự kiện COVID và sự đầu hàng của thị trường trong Tháng 12 năm 2018.

Live Advanced Workbench

Biểu đồ bên dưới hiển thị lãi/lỗ ròng tích lũy trong 7 ngày, được tính bằng BTC để so sánh giữa các chu kỳ. Đáng chú ý, trong tuần trước thị trường đã ghi nhận một khoản lỗ ròng tương đương 521,000 BTC, một lần nữa gần với mức lớn nhất mọi thời đại được ghi nhận trong lịch sử.

So sánh với LUNA và sự cố COVID với mức giảm lần lượt là 44% và 39%, thị trường đã thể hiện tốt hơn trong đợt đầu hàng gần đây với mức điều chỉnh chỉ 26%.

Live Advanced Workbench

Tóm tắt và Kết luận

Sự sụp đổ của FTX đã gây ra một trong những sự kiện đầu hàng lớn nhất trong lịch sử Bitcoin, khiến các nhà đầu tư thua lỗ hàng tỷ USD. Thị trường vẫn đang trong tình trạng trì trệ, có thể cần thêm thời gian để hấp thụ hoàn toàn những biến động gần đây.

Tuy nhiên, đặc điểm của đợt đầu hàng này có một số điểm tương đồng với những thời điểm đen tối nhất trong thị trường gấu năm 2018. Đợt bán tháo này chứng kiến những sai lệch thống kê đáng kể trên mức trung bình đối với khoản lỗ của các nhà đầu tư. Khoản lỗ trên danh nghĩa được nắm giữ bởi nguồn cung được giao dịch tích cực, hiện đang ở mức thấp nhất mọi thời đại và ngang với mức đáy của chu kỳ giảm 2015 và 2018.

Với một năm đầy hỗn loạn như vậy, sự kiên định của những người nắm giữ Bitcoin đã được thử thách ở một mức độ lịch sử trong suốt năm 2022. Nhiều đến mức gần như chưa có bất kỳ tiền lệ nào. Một vài điểm tương tự tồn tại trong lịch sử Bitcoin, mặc dù ở quy mô nhỏ nhưng hoá ra lại là điểm khiến người bán kiệt sức tuyệt đối.


Các ngôn ngữ khác

Chúng tôi tự hào ra mắt các trang mạng xã hội mới cho các ngôn ngữ sau:


  • Theo dõi và liên hệ chúng tôi trên Twitter
  • Tham gia kênh Telegram
  • Truy cập Glassnode Forum với các cuộc thảo luận và phân tích dài hạn.
  • Để tìm hiểu các chỉ số và biểu đồ on-chain hãy truy cập Glassnode Studio
  • Để có cảnh báo tự động về các chỉ số on-chain và hoạt động của các sàn giao dịch, hãy truy cập Glassnode Alerts Twitter