Giá Của Thời Gian
Thị trường Bitcoin đang tạm lắng sau vài tuần hoạt động kém hiệu quả. Trong quá trình tích lũy này, chúng tôi sẽ đánh giá niềm tin của nhà đầu tư vào xu hướng tăng bằng cách sử dụng một bộ công cụ on-chain, bao gồm dòng tiền vào và ra khỏi sàn giao dịch, hoạt động chốt lời và thời gian nắm giữ BTC.
Thị trường đã tạm lắng trong tuần này, với BTC tích lũy trong một phạm vi hẹp giữa $26,700 và $28,700. Sau hiệu suất vượt trội đáng kể trong lịch sử mà chúng tôi đã đề cập trong ấn bản tuần trước, thị trường hiện đang tạm lắng.
Khi quá trình giá đi ngang này diễn ra, chúng tôi sẽ tập trung vào việc phân loại tốt hơn hành vi chốt lời của nhà đầu tư bằng nhiều công cụ on-chain:
- Dòng tiền đi vào sàn giao dịch, bao gồm phân tích về những người nắm giữ Dài hạn và Ngắn hạn.
- Lợi nhuận thực tế của các nhà đầu tư đã tích lũy Bitcoin gần các mức giá thấp nhất gần đây.
- Chỉ báo Lifespan (Tuổi thọ đồng coin) mô tả thời gian đồng coin được nắm giữ trước khi chi tiêu, để đánh giá chính xác hơn niềm tin của nhà đầu tư vào xu hướng tăng hiện tại.
🪟 Xem tất cả các biểu đồ trong báo cáo này tại The Week On-chain Dashboard.
🔔 Các tín hiệu cảnh báo được trình bày trong ấn bản này có thể được thiết lập trong Glassnode Studio.
Chốt lời
Để đáp lại sự tăng giá mạnh trong những tuần gần đây, các nhà đầu tư đã tăng khối lượng coin được gửi lên các sàn giao dịch. Lưu lượng ròng đã tăng khoảng 4,180 BTC trong tuần này, mức tăng ròng lớn nhất kể từ khi LUNA sụp đổ vào tháng 5 năm 2022.
Điều này cho thấy một mức độ chốt lời đang được tiến hành, khi các nhà đầu tư bán ra Bitcoin. Các trường hợp trước đó với dòng tiền vào ròng tương tự hoặc lớn hơn trong chu kỳ trước, tất cả đều phù hợp với các sự kiện biến động lớn của thị trường, thường là theo hướng giảm giá.
Chúng tôi cũng có thể đánh giá riêng lẻ các đồng coin được những Người nắm giữ dài hạn hoặc ngắn hạn chuyển lên sàn giao dịch, từ đó khám phá nhóm nào đang chốt lời. Cả hai nhóm đều chứng kiến sự gia tăng số lượng Bitcoin được gửi đến các sàn giao dịch, với mức cao nhất là 31,000 BTC trong tuần này.
- Những người nắm giữ ngắn hạn chiếm 92.5% tổng khối lượng dòng tiền vào, với 65% là các đồng coin đang có lợi nhuận.
- Người nắm giữ dài hạn chỉ chiếm 7.5% tổng khối lượng. Tuy nhiên, 80% khối lượng đang có lời, đây là mức tăng lớn nhất kể từ giữa năm 2021.
Tổng cộng thị trường đã chốt lời 320 triệu đô lợi nhuận ròng/ngày. Đây là đợt chốt lãi ròng lớn nhất kể từ tháng 5/2022, ngay trước khi dự án LUNA-UST sụp đổ. Lưu ý rằng mức độ lợi nhuận thực tế vẫn thấp hơn nhiều so với thị trường bò điển hình.
Rõ ràng là mức độ nghiêm trọng của các khoản lỗ ròng cũng đã giảm dần kể từ tháng 7 năm 2022. Điều này củng cố các quan sát của chúng tôi từ tuần trước (WoC 12) rằng thị trường dường như đã quay trở lại mức trung lập hơn và giống với cấu trúc thị trường chuyển tiếp hơn.
Việc đo lường lãi/lỗ thực tế là một kỹ thuật mạnh mẽ trong phân tích on-chain, được thực hiện bằng cách theo dõi các đồng coin đã được đánh dấu giá khi chúng di chuyển trên chuỗi. Từ đó, chúng ta có thể so sánh mức độ lợi nhuận đã được thực hiện trong tháng trước với mức trung bình hàng năm. Ở đây, chúng ta có thể thấy rằng có sự giao cắt động lượng tích cực đầu tiên kể từ ATH tháng 10-11 năm 2021.
Công cụ này chỉ ra một cách trực quan các giai đoạn chốt lời nhiều hoặc ít trong các thị trường tăng giá hoặc giảm giá tương ứng. Đặc biệt, hãy lưu ý hình dạng tổng thể của đường trung bình động hàng năm của Lợi nhuận thực tế, có xu hướng đi lên trong thị trường bò và đi xuống trong thị trường gấu.
Chúng tôi sẽ đưa quan sát này vào chủ đề liên quan tiếp theo và có tác động mạnh tương tự là Lifespan (Tuổi thọ đồng coin).
Theo dấu Lifespan
Trong phần trước, chúng ta đã quan sát các dòng tiền sàn giao dịch có thể liên quan đến mức độ lợi nhuận thực tế của các nhóm khác nhau trên chuỗi như thế nào. Chúng tôi cũng có thể bổ sung thêm bằng một bộ công cụ khác thuộc danh mục Lifespan. Thay vì đo lường sự thay đổi về giá trị của một đồng coin để xác định lãi/lỗ, chúng tôi đo lường khoảng thời gian giữa hành vi mua lại và bán ra.
Khi chúng tôi quan sát thấy có sự phá hủy nặng nề của Lifespan thường có nghĩa là một khối lượng lớn các đồng coin cũ hơn đang di chuyển, giúp xác định các giai đoạn khi các nhà đầu tư dài hạn và có kinh nghiệm hơn đang thoát ra.
Nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi là đánh giá bối cảnh vĩ mô thông qua chỉ báo Liveliness. Chỉ báo này xác định tỷ lệ giữa Lifespan bị phá hủy và được tạo ra mọi thời đại.
- Liveliness sẽ có xu hướng giảm khi thị trường ưu tiên tích lũy và HODL, tuổi thọ đồng coin ngày càng tăng và thể hiện niềm tin vào tài sản.
- Liveliness sẽ có xu hướng tăng cao hơn khi thị trường ưu tiên phân phối các đồng coin cũ và tuổi thọ đồng coin giảm dần, cho thấy tài sản được xem là đắt đỏ.
Xem xét lại chỉ số Lợi nhuận thực tế trung bình hàng năm, chúng ta có thể thấy hình dạng và mối quan hệ rất giống với Liveliness, phần lớn là do chúng mô tả các hành vi thị trường tương tự nhau:
- Trong các thị trường bò, các nhà đầu tư dài hạn chi tiêu các đồng coin không hoạt động trong thời gian dài và thu được lợi nhuận lớn. Điều này cuối cùng dẫn đến tình trạng cung vượt cầu và thiết lập đỉnh thị trường vĩ mô.
- Trong các thị trường gấu, các nhà đầu tư dài hạn quay trở lại chiến lược tích lũy chậm và thu được ít lợi nhuận hơn hàng ngày. Cuối cùng sàn chu kỳ sẽ được thiết lập.
Hiện tại, chúng ta thấy cả hai chỉ số vẫn đang trong xu hướng giảm vĩ mô, cho thấy phần lớn BTC vẫn không hoạt động trên chuỗi.
Số liệu chính để đo lường Lifespan là Coindays Destroyed (CDD), phản ánh khối lượng “thời gian nắm giữ của nhà đầu tư” được sử dụng mỗi ngày. Trong chu kỳ vừa qua, chúng ta có thể mô tả chung các mức tăng trong CDD theo hai loại:
- Xu hướng tăng bền vững trong các thị trường bò, phản ánh áp lực phân phối nhất quán khi những người nắm giữ dài hạn chốt lời.
- Các đỉnh nhọn trong các sự kiện biến động cao, thường được thấy trong các đợt bán tháo của thị trường gấu. Phản ánh thời kỳ hoảng loạn lan rộng, các nhà đầu tư bán coin ra khi đối mặt với sự biến động cao.
Có thể quan sát thấy mức tăng khiêm tốn của CDD trong những tuần gần đây. Tuy nhiên, vẫn thấp hơn nhiều so với mức thị trường bò điển hình. Điều này chỉ ra rằng số coin được chi tiêu trung bình vẫn còn tương đối mới, phù hợp với quan sát của chúng tôi rằng những Người nắm giữ ngắn hạn đang chiếm ưu thế trong việc chốt lời hiện tại.
Một công cụ hữu ích để so sánh điều này qua các chu kỳ là Binary CDD, công cụ này chuyển đổi số liệu CDD thành 1 nếu cường độ vượt quá mức trung bình dài hạn (trả về 0 nếu dưới mức này).
Từ quan điểm này, việc chốt lời của những người nắm giữ dài hạn trong thị trường bò trở nên cực kỳ rõ ràng, được đánh dấu bằng các khoảng thời gian màu đỏ và màu cam kéo dài liên tục. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng thị trường hiện tại vẫn đang trong khoảng thời gian yên tĩnh điển hình của các thị trường giá giảm, giai đoạn đầu của thị trường bò và là giai đoạn chuyển tiếp ở giữa.
Sự gia tăng gần đây trong CDD có thể thấy khá rõ ràng khi được xem xét trên các nhóm LTH và STH. Mặc dù những Người nắm giữ dài hạn đóng góp ít nhất vào khối lượng coin đã chi tiêu, thời gian nắm giữ của họ lâu hơn nhiều và do đó họ có xu hướng có ảnh hưởng lớn đến các chỉ số Lifespan.
Theo thước đo này, việc chốt lời gần đây cũng khá khiêm tốn và chưa thiết lập xu hướng tăng bền vững trong CDD.
Phân tích những Người nắm giữ ngắn hạn, tuổi trung bình của một đồng coin STH đã chi tiêu cũng đã tăng gấp đôi một cách hiệu quả từ ~10 ngày trong những tháng trước thời điểm FTX phá sản, lên đến 21 ngày hiện tại. Điều này bổ sung thêm bằng chứng cho lập luận rằng nhóm Người nắm giữ ngắn hạn, những người đã tích lũy BTC gần mức thấp trong chu kỳ, là những người tham gia chính trong việc chốt lời gần đây.
Điều này cũng gợi ý rằng các STH ngày càng sẵn sàng chờ đợi trong thời gian dài hơn, cho thấy một mức độ tin tưởng vào xu hướng thị trường.
Giá trị của Thời gian
Cuối cùng, chúng tôi có thể đưa Lifespan vào vùng giá, dựa trên nghiên cứu trước của chúng tôi về chỉ báo Value Days Destroyed Multiple (VDDM) ). Chỉ báo này so sánh giá trị USD hàng tháng của CDD với mức trung bình hàng năm của nó.
Hiện tại, chúng tôi có thể thấy rằng giá trị VDDM đang tăng tốc sau một thời gian dài giao dịch quanh mức thấp của chu kỳ. Điều này chỉ ra rằng sự phá hủy giá trị CDD để phản ứng với hành động giá gần đây đang rời khỏi phạm vi thị trường gấu điển hình và cho thấy có đủ nhu cầu đang đổ vào thị trường để hấp thụ khối lượng chốt lời.
Điều này một lần nữa cho thấy nhiều điểm tương đồng với các thời kỳ cuối năm 2015, 2019 và 2020, vốn là các điểm chuyển tiếp của chu kỳ thị trường.
Tóm tắt và Kết luận
Khi thị trường Bitcoin tạm lắng, hoạt động chốt lời của các nhà đầu tư bắt đầu nóng lên. Những người nắm giữ ngắn hạn đã tích lũy gần mức thấp nhất trong chu kỳ chi phối phần lớn hành vi chi tiêu. Tuy nhiên, rõ ràng là họ cũng sẵn sàng nắm giữ Bitcoin trong thời gian dài hơn.
Nhìn chung, phần lớn BTC dường như không hoạt động on-chain, cho thấy các nhà đầu tư tiếp tục tin tưởng vào xu hướng tăng hiện tại. Tương tự như bài viết của chúng tôi vào tuần trước, dưới góc độ Lifespan, Bitcoin một lần nữa dường như đang bước vào giai đoạn chuyển tiếp của thị trường.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Báo cáo này không cung cấp bất kỳ lời khuyên đầu tư nào. Tất cả dữ liệu chỉ được cung cấp cho mục đích thông tin và giáo dục. Các quyết định đầu tư không nên được đưa ra dựa trên thông tin được cung cấp ở đây và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của chính mình.
Các ngôn ngữ khác
Chúng tôi tự hào ra mắt các trang mạng xã hội mới cho các ngôn ngữ sau:
- Tây Ban Nha (Analyst: @ElCableR, Telegram, Twitter)
- Thổ Nhĩ Kỳ (Analyst: @wkriptoofficial, Telegram, Twitter)
- Farsi (Analyst: @CryptoVizArt, Telegram, Twitter)
- Theo dõi và liên hệ chúng tôi trên Twitter
- Tham gia kênh Telegram
- Truy cập Glassnode Forum để thảo luận và phân tích dài hạn.
- Để tìm hiểu các chỉ số và biểu đồ on-chain hãy truy cập Glassnode Studio
- Để có thông báo tự động về các chỉ số on-chain và hoạt động của các sàn giao dịch, hãy truy cập Glassnode Alerts Twitter