Trật Tự Stablecoin Mới Trên Binance

Với việc Binance đang nằm trong tầm ngắm của các nhà quản lý Hoa Kỳ, trong ấn bản tuần này chúng tôi sẽ điều tra phản ứng của thị trường bằng cách tìm hiểu về dòng tiền ròng chảy qua sàn giao dịch. Chúng tôi cũng đánh giá động lực nguồn cung Bitcoin để phán đoán sự lung lay niềm tin của các holder.

Trật Tự Stablecoin Mới Trên Binance

Trong tuần này thị trường tài sản kỹ thuật số tiếp tục tích lũy trong một phạm vi giá hẹp, đạt mức cao mới trong nhiều tháng là $29,100 trong một thời gian ngắn. Điều này xảy ra trong bối cảnh áp lực pháp lý liên tục gia tăng, với tin tức lớn nhất trong tuần này liên quan đến vụ kiện Binance và CZ từ CFTC.

Trong ấn bản tuần này, chúng tôi sẽ đánh giá phản ứng tức thời của những người nắm giữ tài sản kỹ thuật số đối với Binance và xem xét liệu có bất kỳ thay đổi cấu trúc nào được tìm thấy trong dự trữ token của họ hay không. Chúng tôi cũng sẽ phân tích phản ứng của số đông các nhà đầu tư Bitcoin thông qua lăng kính động lực nguồn cung và sự di chuyển của BTC giữa các holder.


🪟 Xem tất cả các biểu đồ trong báo cáo này tại The Week On-chain Dashboard.
🔔 Các tín hiệu cảnh báo được trình bày trong ấn bản này có thể được thiết lập trong Glassnode Studio.

Sắp xếp lại Trật tự Stablecoin trên Binance

Stablecoin đã trở thành một thành phần không thể thiếu trong không gian tài sản kỹ thuật số trong những năm gần đây, hoạt động như một cửa ngõ để tiền pháp định đi vào và ra khỏi thị trường. Nhìn lại xu hướng vốn hóa thị trường tổng hợp của các stablecoin lớn (USDT, USDC, BUSD và DAI), chúng ta có thể thấy đã có sự suy giảm trong 12 tháng qua, chạm mức 125.8 tỷ đô la trong tuần này với tổng mức giảm là -22% kể từ mức cao nhất mọi thời đại là 161.56 tỷ đô la.

Kể từ khi FTX sụp đổ, nguồn cung USDT đã tăng trở lại 79.5 tỷ đô, chiếm 63.7% nguồn cung stablecoin hiện tại. Trong khi đó, USDC được xếp hạng thứ hai đã chứng kiến 10 tỷ đô (-23%) được mua lại kể từ khi mất peg do SVB tuyên bố phá sản vào tháng trước. Tương tự, sau tin Paxos tạm dừng phát hành BUSD vào tháng 2, nhiều nhà đầu tư đã đổi BUSD thành các loại tài sản khác, khiến tổng nguồn cung BUSD giảm -52% xuống còn 7.7 tỷ đô.

Live Advanced Workbench

Áp lực đã gia tăng lên Binance từ các cơ quan quản lý Hoa Kỳ vào năm 2023, với những tin tức mới nhất liên quan đến sàn giao dịch và Giám đốc điều hành của nó đang đối mặt với vụ kiện từ CFTC với cáo buộc vi phạm quy định. Với mức độ không chắc chắn liên quan đến khả năng thanh toán của ngân hàng và sàn giao dịch gần đây, chúng tôi có thể đánh giá dòng tiền ròng vào và ra khỏi Binance để phán đoán tâm lý thị trường.

Biểu đồ bên dưới cho thấy dòng tiền stablecoin hàng ngày chảy qua Binance trên blockchain Ethereum. Giá trị dương 🟢 cho thấy tổng nguồn cung stablecoin trên Binance đã tăng (dòng tiền vào), trong khi giá trị âm 🔴 cho thấy dòng tiền ra ròng.

Để tách biệt dòng chảy ròng hàng ngày, đường EMA 14 🔵 thể hiện dòng chảy ra ròng -295 triệu đô/ngày, đây là dòng vốn ra lớn nhất trong lịch sử.

Live Advanced Workbench

Chúng tôi cũng có thể đánh giá tổng tài sản tính theo USD được nắm giữ trong tất cả các ví Proof-of-Reserves theo báo cáo của Binance. Như biểu đồ bên dưới, tổng giá trị dự trữ theo USD của Binance đã giảm 29.6 tỷ đô la (-45,1%) nhưng ổn định ở mức 35.9 tỷ đô la kể từ khi FTX sụp đổ.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm này là do giá token giảm (ảnh hưởng đến các tài sản không phải là stablecoin), nhưng gần đây hơn là do việc mua lại một số lượng lớn BUSD. Sự phục hồi của thị trường từ đầu năm đến nay đã thúc đẩy tổng dự trữ theo USD của Binance trở lại mức trên 35 tỷ đô la trong tuần này.

Live Standard Chart

Chúng ta có thể thấy quy mô tăng trưởng và suy giảm đáng kể của BUSD được nắm giữ trong nền tảng Binance trong chu kỳ 2020-2023. Đáng chú ý là số dư thấp lịch sử của USDC ($1.16 tỷ) và USDT ($2.17 tỷ), một phần là do nỗ lực của Binance nhằm chuyển khối lượng giao dịch sang các cặp BUSD trong những tháng gần đây.

Live Advanced Chart

Để làm nổi bật quy mô dự trữ do Binance nắm giữ trên các loại tài sản, chúng ta có thể so sánh theo tỷ lệ với nguồn cung lưu hành của token. Đối với các tài sản chính BTC, ETH, USDT và USDC, Binance thường lưu ký từ 2.8% đến 3.8% nguồn cung lưu hành.

Tuy nhiên, theo biểu đồ bên dưới chúng ta có thể thấy quy mô nắm giữ BUSD được thể hiện trên một trục y riêng, với khoảng 95% nguồn cung lưu thông được giữ tại Binance cho đến khi FTX sụp đổ. Tại thời điểm đó, chỉ số này giảm xuống còn 85%-90%.

Live Advanced Chart

Nếu chúng ta nhìn vào số dư BTC và ETH trên Binance, chúng ta có thể thấy rằng dự trữ Bitcoin đã tăng thêm 67,930 BTC và số dư ETH không thay đổi so với đầu năm. Bất chấp stablecoin tiếp tục chảy ra, thị trường dường như vẫn chưa thể hiện sự lo ngại về vị thế của Binance. Bất chấp sự va chạm ngày càng tăng giữa Binance và các cơ quan quản lý, nền tảng này dường như chủ yếu chỉ trải qua sự thay đổi về tỉ lệ thống trị của các stablecoin và vẫn là sàn giao dịch tập trung lớn nhất trên thị trường.

Live Advanced Chart

Đợt phục hồi giá Đầy hứa hẹn

Với giá giao ngay của Bitcoin hiện đang được giao dịch vững chắc trên Giá thực tế ($19,780), thị trường đang trong giai đoạn chuyển tiếp vĩ mô (được đề cập trong WoC 12WoC 8). Giai đoạn này thường bị giới hạn bởi hai mô hình định giá:

  • Giới hạn dưới là Giá thực tế 🔵 ($19,800), tương ứng với giá mua trung bình trên chuỗi cho tất cả các BTC trong nguồn cung.
  • Giới hạn trên của Tỷ lệ Giá thực tế trên Liveliness 🟠 ($33,200), là một biến thể của Giá thực tế thể hiện mức độ hoạt động on-chain tương đối của Bitcoin .

Đánh giá sự phục hồi của thị trường trước đây từ thị trường gấu kéo dài 🟦 sang giai đoạn chuyển tiếp 🟧 cho thấy nhiều điểm tương đồng với cấu trúc hiện tại. Như chúng tôi đã đề cập vào tuần trước (WoC 13), những người nắm giữ dài hạn chi tiêu tương đối ít. Điều này làm cho Tỷ lệ giá thực tế trên Liveliness 🟠 tăng lên, cho thấy “giá trị dự đoán của HODLer” cao hơn như một điểm cân bằng tiềm năng.

Live Advanced Workbench

Phản ứng của Nhà đầu tư từ góc độ Nguồn cung

Khi chúng ta kết thúc quý đầu tiên của năm 2023, giá BTC đã tăng hơn 68%, khiến nhiều nhà đầu tư có lời trở lại. Phản ứng của những người nắm giữ Bitcoin có thể được quan sát qua chỉ báo Realized Cap HODL waves, theo dõi sự phân phối tương đối của tài sản USD được lưu trữ trong các BTC có độ tuổi khác nhau. Ở đây, chúng tôi kiểm tra các nhóm tuổi này từ quan điểm nhị phân:

  • Nguồn cung từ 3 tháng trở xuống (Hot money )
  • Nguồn cung từ 3 tháng trở lên (HODLer Money)

Xem xét các chu kỳ thị trường trước đó, chúng tôi thấy mô hình luân chuyển tài sản lặp đi lặp lại từ Hot Money sang HODLer Money trong các thị trường gấu (Nguồn cung giảm < 3 tháng) và ngược lại trong các thị trường bò (do HODLer bán ra với giá đắt ).

Tỷ lệ Hot Money hiện đang ở gần mức thấp nhất trong chu kỳ, chiếm khoảng 10% đến 15% tài sản được lưu trữ. Đây là điển hình của các giai đoạn hình thành đáy trước đó. Sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường đã khuyến khích một làn sóng tài sản nhỏ chuyển từ HODLer Money sang Hot Money, khiến tỷ lệ tăng 4.9% do hoạt động chốt lời.

Live Advanced Chart

Để khám phá thêm về khái niệm nguồn cung nhị phân này, chúng tôi đã phát triển một biến thể của RHODL Ratio(được giới thiệu lần đầu trong WoC 6). Chỉ báo này so sánh tài sản của những Người nắm giữ dài hạn trong một chu kỳ (6 tháng-2 năm) với những Người nắm giữ trong thời gian ngắn nhất (1 ngày-3 tháng). Chỉ báo đánh giá vòng quay giữa HODLing cực đoan và các điểm phân phối.

Cấu trúc hiện tại của RHODL Ratio cho thấy một vòng quay vốn đột ngột đáng chú ý bắt đầu khi FTX sụp đổ, với việc BTC chuyển từ những người nắm giữ dài hạn sang một nhóm người mua mới. Sự sụt giảm mạnh này trong RHODL Ratio có thể được coi là một điểm uốn trong các chu kỳ trước, gợi ý một sự thay đổi xu hướng.

Khoảng cách từ Giá trị trung bình

Một trong những mô hình định giá phổ biến nhất cho Bitcoin là Market Value to Realized Value (MVRV) Ratio. MVRV được xem là bội số lợi nhuận tổng hợp trên danh nghĩa được giữ trong nguồn cung Bitcoin.

Để xây dựng một công cụ đánh giá xem thị trường có gần với “giá trị hợp lý” hay không, chúng ta có thể sử dụng một khung thống kê đơn giản dựa trên các giá trị lịch sử. Chỉ báo này hiển thị Tỷ lệ MVRV 🟠 lệch khỏi giá trị trung bình mọi thời đại của nó là 1.8 🔵.

  • Đầu hàng: MVRV < Dải thấp 🟢
  • Phục hồi: Dải thấp 🟢 < MVRV < Dải trung 🔵
  • Phấn khích: Dải trung 🔵 < MVRV < Dải cao 🔴
  • Hưng phấn: Dải cao 🔴 < MVRV

MVRV hiện đang giao dịch ở mức 1.4, nằm trong giai đoạn phục hồi. MVRV trung bình mọi thời đại là 1.8 tương ứng mức giá khoảng $36,100, có thể được coi là một điểm tâm lý quan trọng, đã thúc đẩy hoạt động chốt lời mạnh mẽ trong năm 2016, 2019-2020 và giữa năm 2022.

Live Advanced Workbench

Chỉ báo Accumulation Trend Score phản ánh sự thay đổi số dư tổng hợp của các ví on-chain trong 30 ngày qua, với màu sắc đậm hơn đại diện cho các thực thể lớn hơn (chẳng hạn như cá voi và ví có quy mô tổ chức). Trong lịch sử, các giai đoạn đầu của quá trình phục hồi thị trường có xu hướng kích hoạt một mức độ phân phối 🔴, khiến điểm xu hướng về dưới 0.25.

Đợt phục hồi gần đây hướng tới đường cơ sở của chu kỳ 2021-2022 (~$30,000) đã tạo ra một mô hình hành vi của các nhà đầu tư tương tự như năm 2019, khiến điểm xu hướng vượt trên 0.75 trong hai tuần qua 🟢.

Live Advanced Chart

Chúng tôi có thể kiểm tra thêm các thành phần của chỉ báo Accumulation Trend Score để cung cấp phân tích chi tiết hơn về các nhóm số dư ví khác nhau. Ở đây, chúng ta có thể thấy rằng hành vi trên nhiều nhóm ví đã chuyển sang hướng tăng số dư ví vào giữa tháng 3, với ngoại lệ duy nhất là các thực thể cá voi nắm giữ >10k BTC.

Live Professional Dashboard

Ngoài các nhóm ví, hành vi của những người tham gia thị trường có thể được đánh giá từ góc độ HODLer, đo lường sự thay đổi nguồn cung dựa trên thời gian nắm giữ. Chỉ báo HODLer Net Position Change thể hiện sự thay đổi trong vòng 30 ngày về số lượng coin trong ví:

  • Tích cực 🟩 khi các đồng coin được lưu trữ và trưởng thành với tốc độ lớn hơn so với hành vi chi tiêu.
  • Tiêu cực 🟥 khi tỷ lệ chi tiêu vượt quá hành vi tích lũy và HODLing.

Sau khi hành vi chi tiêu ròng diễn ra trong một thời gian ngắn khi FTX sụp đổ, sự trưởng thành một lần nữa chiếm ưu thế, đạt trên 60k BTC/tháng và cho thấy niềm tin của holder vẫn ổn định.

Live Professional Chart

Cuối cùng, chúng ta có thể kiểm tra trạng thái của các đồng coin được tích lũy gần đây thông qua chỉ báo Illiquid Supply Net Position Change. Công cụ này mô tả dòng tiền ròng vào/ra từ ví với ít hoặc không có lịch sử chi tiêu, có thể hiểu là ngược lại với ví nóng của các sàn giao dịch.

Đáng chú ý là chỉ báo này cho thấy ~36,600 BTC/Tháng đã được hấp phụ bởi các ví này. Điều này phù hợp với những quan sát trước đây của chúng tôi liên quan đến HODLer và cung cấp thêm bằng chứng cho việc nhà đầu tư tiếp tục tin tưởng vào tâm lý thị trường, bất chấp các áp lực pháp lý.

Live Professional Chart

Kết luận

Thị trường tài sản kỹ thuật số đang chịu một số áp lực pháp lý nặng nề nhất trong nhiều năm, nhưng niềm tin của những người nắm giữ Bitcoin dường như không bị lung lay. Quan sát này là đáng chú ý khi xét đến bối cảnh hiện tại.

Mặc dù Binance đang nằm trong tầm ngắm của CFTC, nhưng nhìn chung, có rất ít bằng chứng về việc các nhà đầu tư tháo chạy khỏi sàn giao dịch. Điều chúng tôi quan sát được là sự thay đổi cấu trúc của các stablecoin được lưu trữ trên Binance khi BUSD chuyển sang chế độ ngừng phát hành mới và sự thống trị toàn cầu của USDC đang giảm dần.

Điều này là đáng chú ý vì tổng nguồn cung stablecoin đã giảm 22% kể từ mức cao nhất 1 năm trước. Về tổng thể, nó thể hiện dòng vốn ròng chảy ra khỏi thị trường, tuy nhiên, đây cũng có thể là động lực thúc đẩy BTC và ETH khi các nhà đầu tư quay trở lại nắm giữ các tài sản thế chấp đáng tin cậy nhất.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Báo cáo này không cung cấp bất kỳ lời khuyên đầu tư nào. Tất cả dữ liệu chỉ được cung cấp cho mục đích thông tin và giáo dục. Các quyết định đầu tư không nên được đưa ra dựa trên thông tin được cung cấp ở đây và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của chính mình.


Các ngôn ngữ khác

Chúng tôi tự hào ra mắt các trang mạng xã hội mới cho các ngôn ngữ sau:


  • Theo dõi và liên hệ chúng tôi trên Twitter
  • Tham gia kênh Telegram
  • Truy cập Glassnode Forum để thảo luận và phân tích dài hạn.
  • Để tìm hiểu các chỉ số và biểu đồ on-chain hãy truy cập Glassnode Studio
  • Để có thông báo tự động về các chỉ số on-chain và hoạt động của các sàn giao dịch, hãy truy cập Glassnode Alerts Twitter