Nguồn Cung Lâu Năm, Mt Gox Và Chính Phủ Hoa Kỳ

Tuần này, thị trường đã trải qua một đợt bán tháo mạnh sau những tin đồn thất thiệt liên quan đến hoạt động phân phối Bitcoin của Mt Gox Trustee và Chính phủ Hoa Kỳ. Thêm vào đó là sự hồi sinh của 3,200 Bitcoin lâu năm và thị trường đang rơi vào tình trạng biến động nghiêm trọng.

Nguồn Cung Lâu Năm, Mt Gox Và Chính Phủ Hoa Kỳ

Bitcoin đã kiểm tra lại cả hai cạnh trên/dưới trong phạm vi $27,000 đô la đến $30,000 đô la kể từ giữa tháng 3 với giá phục hồi từ $27,100 đô la lên $29,900 đô la trong tuần này. Trong đợt tăng giá này, những tin đồn không chính xác đã được lan truyền về các động thái của Mt. Gox và các ví do Chính phủ Hoa Kỳ kiểm soát. Chúng tôi cũng đã thấy một số hoạt động của những người nắm giữ nguồn cung lâu năm (>7 năm), dẫn đến một cây nến Doji daily với bóng nến lên đến $1,500 đô la diễn ra trong môi trường thanh khoản nhẹ.

Báo cáo này trước tiên nhằm mục đích giải thích các sự kiện đã đề cập ở trên, vốn là nguyên nhân gây ra sự biến động. Tiếp theo chúng tôi sẽ xem xét kỹ lưỡng nguồn cầu bằng cách làm nổi bật tầm quan trọng của các nhà đầu tư ngắn hạn đối với hành động giá trong xu hướng tăng hiện hành.


🪟 Xem tất cả các biểu đồ có trong báo cáo này tại The Week On-chain Dashboard.

Bitcoin Cổ xưa Hồi sinh

Bằng cách kiểm tra khối lượng nguồn cung đã chi tiêu từ các nhóm tuổi 7 năm-10 năm và trên 10 năm, chúng tôi nhận thấy rằng khoảng 3,200 BTC đã được hồi sinh trong tuần này, với 1,100 BTC đã được mua trong thời kỳ trước năm 2013.

Sau khi lọc ra các chuyển khoản nội bộ thông qua chỉ số entity-adjustment 🟥, chúng tôi có thể xác nhận rằng đây không phải là các chuyển khoản nội bộ. Tuy nhiên, mức độ của những sự kiện bất ngờ này không đáng kể so với các sự kiện trước đó trong các điểm xoay của chu kỳ.

Live Advanced Chart
Live Advanced Chart

Nhìn toàn cảnh chi tiêu của Nguồn cung lâu năm, chúng ta có thể thấy rằng kể từ khi Bitcoin ra đời, chỉ có 4.25 triệu đồng coin ở trạng thái Nguồn cung cổ xưa (hơn 7 năm). Đáng chú ý, chỉ 356,000 đồng coin trong số này đã từng được chi tiêu, tương đương với 8.3% tổng số coin mọi thời đại. Số còn lại là 3.9 triệu (20% nguồn cung lưu thông) ở trạng thái không hoạt động, thường được coi là đã mất.

Live Advanced Workbench

Chúng ta có thể thấy rằng số dư của Mt Gox vẫn ổn định ở mức 137,890 BTC kể từ đợt phân phối đầu tiên vào năm 2018 và không có BTC nào được phát hành từ tổ chức này. Mặc dù gần đây không có chi tiêu nào được ghi nhận, nhưng các đợt phân phối được dự kiến sẽ bắt đầu trong năm 2023, khiến tài khoản hiện trị giá 3.93 tỷ đô la này, trở thành một đối tượng cần theo dõi.

🔔 Tín hiệu cảnh báo: Chỉ báo Mt Gox Balance giảm xuống dưới mức hiện tại là 137,890 BTC sẽ đưa ra cảnh báo tức thời ngay khi chi tiêu diễn ra, có khả năng là dấu hiệu bắt đầu phân phối.
Live Advanced Chart

Tương tự, Bitcoin do các cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ nắm giữ ổn định ở mức 205,514 BTC. Đây là những BTC tịch thu được từ các vụ như hack sàn giao dịch Bitfinex năm 2016 và Silk Road năm 2012. Lần giảm gần đây nhất là 9,861 BTC đã được gửi lên sàn Coinbase.

🔔 Tín hiệu cảnh báo: Chỉ số USG balance giảm xuống dưới 205,514 BTC cho thấy khả năng phân phối từ thực thể này tăng lên.
Live Advanced Chart

Thăm dò Nguồn cầu

Trong các ấn bản trước (WoC 12, WoC 14), chúng tôi đã chứng minh việc quan sát tỷ lệ tài sản được nắm giữ bởi các nhóm Nguồn cung trẻ (< 6 tháng) có thể cung cấp cái nhìn về nhu cầu thị trường.

Các biểu đồ bên dưới cho thấy tỷ lệ của cả BTC và tài sản theo USD được nắm giữ bởi những người mua gần đây. Tỷ lệ nguồn cung trẻ hơn tăng lên trong đợt phục hồi là dấu hiệu cho thấy vốn đang chảy vào thị trường. Điều này cũng báo hiệu rằng Nguồn cung cũ (> 6 tháng) đang được chi tiêu, dẫn đến việc chuyển ròng các đồng coin cũ/giá rẻ sang người mua mới với giá cao hơn.

Chỉ số Net Position Change cho thấy áp lực bán ròng này đã tăng và ổn định ở mức +250,000 BTC mỗi tháng. Làn sóng nhu cầu này đã làm tổng nguồn cung trẻ tăng thêm 366,000 BTC.

So với các đợt phục hồi đáng kể trong chu kỳ trước, mô hình này có vẻ giống với xu hướng tăng năm 2019, được theo sau bởi giai đoạn cân bằng trước đợt tăng giá 2020-21.

Live Advanced Workbench

Một mô hình tương tự có thể quan sát được trong việc chuyển tài sản tính theo USD sang các nhóm Nguồn cung trẻ. Tỷ lệ tài sản do các nhà đầu tư mới nắm giữ đã tăng từ 20% lên 40%, một mức tăng tương tự cũng được thấy vào đầu năm 2019.

Điều này đặt 28.2% tổng tài sản đầu tư vào tay những người mua gần đây, tỷ lệ này vẫn ở mức thấp đáng kể và vẫn chưa vượt qua ngưỡng +40% được thấy trong các thị trường bò trước đây. Điều này cho thấy rằng nguồn cầu mới vẫn tương đối yếu, nhưng nguồn cung vẫn được nắm giữ chủ yếu bởi những người nắm giữ dài hạn hơn với niềm tin cao hơn.

Live Advanced Chart

Chỉ báo Mở rộng

Sau khi làm rõ mối quan hệ nội tại giữa dòng vốn vào của nguồn cầu và tài sản do Nguồn cung trẻ nắm giữ, chúng ta có thể rút ra các chỉ báo nghiên cứu hành vi của những nhà đầu tư mới này, vốn là động lực chính của thị trường xu hướng tăng.

Biểu đồ bên dưới hiển thị cơ sở chi phí trung bình của các nhóm Nguồn cung mới/cũ này cùng với mức trung bình của thị trường.

  • Cơ sở chi phí nguồn cung cũ (> 6 tháng) 🔵
  • Cơ sở chi phí nguồn cung thị trường (trung bình) 🟠
  • Cơ sở chi phí nguồn cung trẻ (< 6 tháng) 🔴

Lưu ý đầu tiên là thị trường đã phục hồi vững chắc từ giai đoạn dò đáy lịch sử của thị trường gấu 2022 🟪. Gần đây hơn, việc giá giao ngay tăng nhanh chóng đã thúc đẩy cơ sở chi phí của các nhà đầu tư mới ($25,100 đô la) 🔴 cao hơn tất cả các nhóm khác.

Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 11 năm 2022, cơ sở chi phí của nguồn cung cũ ($24,100 đô la) trở lại ở một vị thế vượt trội so với người mua mới (nhiều người trong số họ đã hoạt động ngay sau sự sụp đổ của FTX).

Live Advanced Workbench

Bước tiếp theo là tìm kiếm các chỉ báo cho biết liệu thị trường có đang tiếp cận bất kỳ điều kiện quá nóng nào hay không. Biểu đồ tiếp theo hiển thị Tỷ lệ thay đổi hàng tuần cho cơ sở chi phí đã nói ở trên. Chúng tôi sử dụng chỉ số này để đánh giá cường độ của việc mua tài sản theo từng nhóm.

Các điều kiện quá nóng trong quá khứ thường phù hợp với cả nguồn cung trẻ 🔴 và thị trường chung 🟠 vượt qua mức thay đổi hàng tuần là 4% - 8%, với các trường hợp trước đây chứng kiến một sự điều chỉnh kéo dài sau đó.

Đợt tăng giá gần đây của thị trường vẫn chưa vượt qua ngưỡng 4%/tuần. Tuy nhiên, nguồn cung trẻ đã đạt gần 3.4%. Điều này có nghĩa là thị trường vẫn chưa trải qua mức độ tăng giá nhanh như đã thấy vào tháng 12 năm 2017, tháng 6 năm 2019 và tháng 1 năm 2021.

Live Advanced Workbench

Bitcoin có đang quá nóng?

Cho đến nay, chúng tôi đã làm nổi bật tầm quan trọng của hành vi của Nhà đầu tư ngắn hạn trong quá trình phục hồi từ mức đáy chu kỳ. Tiếp theo, chúng tôi sẽ tập trung vào các số liệu cho phép đánh giá liệu đợt tăng giá đã đạt đến mức độ “quá nóng” hay chưa.

Đầu tiên, chúng tôi xem xét lợi nhuận trung bình chưa thực hiện được nắm giữ bởi Người nắm giữ ngắn hạn thông qua số liệu MVRV, là tỷ lệ giữa giá giao ngay và cơ sở chi phí. Mức trung bình hàng tuần của chỉ báo này, giúp xác định khả năng điều chỉnh ngắn hạn, thường thấy khi STH-MVRV trên 1.2, báo hiệu lợi nhuận chưa thực hiện là 20%. Các đỉnh vĩ mô có xu hướng chứng kiến các giá trị thậm chí còn cao hơn, thường là trên 1.4.

Mức kháng cự gần đây tại $30,000 đô la, tương ứng với STH-MVRV đạt 1.33 và mang lại cho các nhà đầu tư mới mức lợi nhuận trung bình 33%. Nếu thị trường điều chỉnh sâu hơn, mức giá $24,400 đô la sẽ đưa STH-MVRV trở lại giá trị hòa vốn là 1.0, giá trị này đã được chứng minh là một điểm hỗ trợ trong các thị trường có xu hướng tăng.

Live Professional Workbench

Một chỉ báo nhạy cảm hơn với giá, theo dõi hành vi tương tự là tỷ lệ Lợi nhuận chưa thực hiện so với Thua lỗ chưa thực hiện của người nắm giữ ngắn hạn. Nghiên cứu các xu hướng tăng trước đây, chúng ta có thể xác định ba vùng quan tâm riêng biệt cho tỷ lệ này:

  1. STH-Supply Profit > 95% (P/L Ratio > 20): Các nhà đầu tư mới cực kỳ có lời.
  2. STH-Supply Profit > 80% (P/L Ratio > 4): Thường xuyên được test lại trong các đợt điều chỉnh của các xu hướng tăng vĩ mô và có thể báo hiệu điểm cạn kiệt của người bán trong thời gian ngắn.
  3. STH-Supply Profit > 50% (P/L Ratio > 1): Thể hiện vị thế lãi lỗ cân bằng cho các nhà đầu tư mới. Giảm xuống dưới mức này có xu hướng xảy ra trước một đợt giảm giá lớn hơn. Tuy nhiên, có những ví dụ cho thấy thị trường tìm thấy hỗ trợ ở mức này trong các đợt tăng giá mạnh.

Trong đợt tăng giá năm 2023, chúng ta có thể thấy một số trường hợp tiếp cận và phản ứng với cả ba vùng, với đợt bán tháo vào đầu tháng 3 là một minh chứng hoàn hảo cho phản ứng ở vùng 3.

Một lần nữa, nếu chúng ta xem xét khả năng điều chỉnh sâu hơn trong tương lai gần, dựa trên cơ sở chi phí của các nhà đầu tư mới, vùng 3 sẽ nằm ở mức khoảng $24,400 đô la.

Live Advanced Workbench

Lợi nhuận thực tế trên Sàn giao dịch

Các sàn giao dịch là điểm đến phổ biến của các quỹ đầu cơ và là địa điểm chính để hình thành giá. Chúng ta có thể đánh giá dòng vốn chảy vào/ra khỏi các sàn giao dịch như một thước đo phản ứng của nhà đầu tư.

Đợt phục hồi gần đây cũng không phải là ngoại lệ, với việc các sàn giao dịch chứng kiến dòng vốn vào đáng kể, đẩy chỉ số Net Position Change lên trên 30,000 BTC/Tháng trong những tuần gần đây. Số liệu này hiện đã giảm nhẹ xuống còn 22,300 BTC/tháng, cho thấy một áp lực bán nhỏ hơn nhưng dai dẳng trên thị trường.

Live Advanced Chart

Trong số nhóm Người nắm giữ dài hạn 🟦 và Người nắm giữ ngắn hạn (STH) 🟥 chuyển BTC lên các sàn giao dịch, sự thống trị của STH vẫn nhất quán, chiếm 90% -95% tổng số dòng vốn vào. Đáng chú ý là sự gia tăng hoạt động chốt lời của STH trong năm 2023, được biểu thị bằng vùng màu đỏ đậm hơn, chiếm 58% dòng tiền vào sàn giao dịch hiện tại.

Live Professional Chart

Tách riêng tỷ lệ lợi nhuận của STH từ tổng dòng tiền vào sàn giao dịch, chúng tôi thấy rằng kể từ đầu tháng 1, đã có hai đợt chốt lời của nhóm này, đạt mức cao nhất là 60%. Trong thị trường hiện tại, làn sóng chốt lời thứ hai của STH phù hợp với sự điều chỉnh gần đây.

Live Professional Chart

Tổng kết

Trong ấn bản này, chúng tôi đã đề cập đến những tin đồn liên quan đến sự di chuyển của Nguồn cung BTC cổ xưa, qũy Mt. Gox Trustee và nguồn cung do Chính phủ Hoa Kỳ kiểm soát. Với quy mô đáng kể của những nguồn cung này, cài đặt Tín hiệu cảnh báo là một công cụ tuyệt vời để cung cấp thông báo tự động nếu số dư của chúng giảm sút.

Chúng tôi cũng đã xem xét lại khái niệm phân phối lại các đồng coin Cũ/Mới thông qua các chu kỳ tăng trưởng và sử dụng khái niệm này để đánh giá nhu cầu trên thị trường. Thông qua đánh giá về cơ sở chi phí của các nhóm khác nhau, chúng tôi đã làm rõ cách các nhà đầu tư mới ảnh hưởng đến thị trường, phần lớn được thúc đẩy bởi hiệu suất lợi nhuận đã thực hiện và chưa thực hiện của họ.

Từ đó, chúng tôi quan sát thấy rằng áp lực bán của các nhà đầu tư mới là động lực chính thiết lập ngưỡng kháng cự ở mức $30,000 đô la. Nếu sự điều chỉnh hiện tại này tiếp tục, cơ sở chi phí của những người nắm giữ nguồn cung trẻ ở mức $24,400 đô la có thể là một mức tâm lý cần theo dõi trong những tuần tới.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Báo cáo này không cung cấp bất kỳ lời khuyên đầu tư nào. Tất cả dữ liệu chỉ được cung cấp cho mục đích thông tin và giáo dục. Các quyết định đầu tư không nên được đưa ra dựa trên thông tin được cung cấp ở đây và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của chính mình.


  • Tham gia kênh Telegram của chúng tôi.
  • Truy cập Glassnode Forum để thảo luận và phân tích dài hạn.
  • Để tìm hiểu các chỉ số và biểu đồ on-chain hãy truy cập Glassnode Studio.
  • Để có thông báo tự động về các chỉ số on-chain và hoạt động của các sàn giao dịch, hãy truy cập Glassnode Alerts Twitter.